Nổi mề đay cấp là gì? Nguy hiểm không? Biểu hiện và xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mề đay cấp tính khởi phát đột ngột gây mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Từ lúc xuất hiện thường khiến người bệnh không thể ngừng gãi khiến da tổn thương, dễ nhiễm trùng, phù mạch. Vậy làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mề đay cấp qua nội dung dưới đây.
I – Mề đay cấp là gì?
Mề đay là thuật ngữ y học chỉ tình trạng da thường được gọi là phát ban: nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi mụn trên da. Bệnh lý này được phân thành 2 loại là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.
Mề đay cấp tính (mày đay cấp tính) là phản ứng dị ứng tức thì xảy ra trong vòng 24h hoặc có thể kéo dài tới 6 tuần. Trường hợp mề đay cấp tính không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách, mề đay cấp sẽ kéo dài và chuyển sang giai đoạn mề đay mãn tính.
Hình ảnh bị nổi mề đay cấp tính.
II – Nguyên nhân bị mề đay cấp tính
Nổi mề đay cấp có thể do một số chất kích thích, chất gây dị ứng, vết cắn hoặc vết đốt gây ra. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây mề đay cấp không rõ nguyên nhân (mề đay vô căn mãn tính).
Một nghiên cứu trên 284 bệnh nhân, ít nhất một yếu tố kích hoạt có thể được xác định ở 78% và ở 18% có một số yếu tố kích hoạt. Thuốc đóng vai trò trong 55% và nhiễm trùng là 19%. Sự kết hợp giữa nhiễm trùng và sử dụng thuốc được tìm thấy ở 18%.
Mề đay cấp tính hiếm khi xảy ra sau khi ăn (3%). Việc ăn kết hợp thức ăn và thuốc chỉ được tìm thấy ở một bệnh nhân. Tăng protein phản ứng C (CRP) được phát hiện ở 63% và hiệu giá kháng streptolysin tăng cao ở 14% bệnh nhân.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, nổi mề đay tự phát cấp tính hoặc phù mạch cấp tính có thể xảy ra do một số yếu tố kích hoạt, một số yếu tố đó hoạt động đồng thời.
Cụ thể, những nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay cấp gồm:
1. Do nhiễm trùng
Không có gì lạ khi các triệu chứng nổi mề đay có liên quan đến nhiễm trùng cấp tính (vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng). Nghiên cứu cho thấy:
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus được báo cáo là nguyên nhân cơ bản gây mày đay cấp tính ở 40% người lớn và 60% trẻ em.
– Ở những bệnh nhân mắc COVID-19, nổi mề đay là một trong những biểu hiện trên da phổ biến nhất và xuất hiện trước các triệu chứng kinh điển của COVID-19 ở 50% trường hợp.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu cũng liên quan đến nổi mề đay cấp tính.
– Trong một nghiên cứu tiến cứu trên 54 trẻ em, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi mề đay cấp tính tự phát (49%), tiếp theo là thuốc (5%) và dị ứng thực phẩm (3%).
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ mắc các nguyên nhân nhiễm trùng gây mày đay cấp tính được báo cáo là giảm theo tuổi tác.
2. Dị ứng thực phẩm
Theo pcds.org.uk, phần lớn dị ứng thực phẩm gây nổi mề đay là do các loại hạt (đặc biệt là đậu phộng và hạt cây), cá trắng (ví dụ cá tuyết), động vật có vỏ (ví dụ tôm), trứng gà, sữa và một số loại trái cây (đặc biệt là dâu tây, kiwi và trái cây họ cam quýt).
Trang link.springer.com cho hay, nổi mề đay cấp tính thường xảy ra sau khi tiêu thụ sữa bò, trứng gà, đậu phộng, hạt cây, bột mì và hải sản.
3. Do tác dụng phụ của thuốc
Nổi mề đay cấp thường liên quan tới tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị. Chẳng hạn như:
– Thuốc kháng sinh như penicillin.
– Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác.
– ACEI/thuốc ức chế men chuyển angiotensin có thể gây mày đay và phù mạch mà không có mày đay…
– Một số loại thuốc khác.
Mày đay cấp bệnh học cấp thường liên quan tới dị ứng thực phẩm, nhiễm trùng, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.
4. Do côn trùng đốt
Vết cắn/đốt của côn trùng cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng mề đay cấp tính. Đa phần khi bị côn trùng đốt, mọi người thường bị đau, châm chích tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân.
5. Do các tác nhân vật lý
Một số tác nhân vật lý có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay cấp tính như: áp lực, ra mồ hôi, nóng, lạnh, nước và ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của các phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể.
6. Do bệnh lý
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay cấp là lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, bệnh thận mãn tính, viêm khớp dạng thấp, các bệnh về rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tuyến giáp….
7. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mề đay cấp tính gồm:
– Do di truyền: Bệnh nổi mề đay được xác định do yếu tố di truyền qua gen chiếm tỉ lệ khá thấp (khoảng 5-7%).
– Tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như mạt bụi, lông động vật, phấn khoa, nấm mốc, khói thuốc lá,…
– Tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường…
– Phản ứng của da khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh chóng khiến cơ thể tăng tiết quá nhiều mồ hôi.
– Người lớn/trẻ bị mày đay cấp do côn trùng đốt, tiếp xúc với mủ nhựa thực vật.
– Thời tiết thay đổi đột ngột, bất ngờ chuyển nóng hoặc lạnh.
– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, gặp áp lực trong công việc.
– Rối loạn nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay cấp tính.
8. Nổi mề đay vô căn (tự phát, không có nguyên nhân)
Ngoài các nguyên nhân gây nổi mề đay ở trên, có không ít các trường hợp mắc bệnh mề đay cấp là do tự phát hay không rõ nguyên nhân gây bệnh.
Vì không thể xác định được nguyên nhân nên nổi mề đay tự phát cấp tính rất khó điều trị. Việc điều trị chỉ có thể tác động đến các triệu chứng bên ngoài.
III – Triệu chứng mề đay cấp ở trẻ em và người lớn
Các triệu chứng của nổi mề đay cấp tính có thể từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là xuất hiện các nốt mẩn ngứa hoặc vết loét trên da.
Các triệu chứng khác có thể phát triển cùng với phát ban, chẳng hạn như sưng tấy và khó thở, đồng thời có thể biểu thị mối lo ngại nghiêm trọng hơn về sức khỏe, chẳng hạn như phản ứng dị ứng.
Cụ thể, các triệu chứng nổi mề đay cấp tính ở trẻ em và người lớn như sau:
1. Nổi sẩn, da đỏ
– Bề mặt da đỏ, hơi nóng rát và xuất hiện các sẩn ngứa màu hồng/ đỏ hoặc có màu da.
– Các sẩn phù thường lan rộng thành những mảng lớn. Thời gian tồn tại ngắn, thường dưới 24 giờ.
– Sẩn phù ranh giới rõ, kích thước 1-8 cm màu đỏ hoặc màu trắng với vành đỏ xung quanh, hình tròn, oval hoặc đa cung, ngứa nhiều.
– Bề mặt các sẩn ngứa trơn, sờ vào cứng chắc và không nổi mụn nước hay mụn mủ
– Các sẩn ngứa có thể liên kết lại tạo thành các mảng da viêm đỏ và phù nề.
– Phân bố: có thể khu trú hoặc lan rộng, có thể mày đay hoặc phù mạch đơn thuần hoặc kết hợp với nhau
2. Ngứa ngáy, đau rát
Tổn thương ngoài da do nổi mề đay đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, sưng nóng và đau rát.
Mề đay cấp tính xuất hiện với các sẩn ngứa màu hồng kèm ngứa và đau rát.
3. Phù mạch
Thường ảnh hưởng đến mặt, (đặc biệt là mí mắt và vùng quanh miệng ); tay, chân và cơ quan sinh dục. Hoặc cũng có thể liên quan đến lưỡi, lưỡi gà, vòm miệng mềm và thanh quản.
Người bệnh nổi mề đay cấp bị sưng nề mí mắt, môi, lưỡi, đầu chi và các vị trí khác do phù nề dưới da. Nếu sưng nề thanh quản có thể gây khó thở.
4. Triệu chứng khác
Ở một số trường hợp, dị ứng mề đay cấp tính có thể đi kèm với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau bụng,…
IV – Bệnh mề đay cấp có nguy hiểm không?
Nổi mề đay cấp tính là căn bệnh ngoài da thường gặp khiến cho bệnh nhân thấy khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách vẫn có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như:
1. Mề đay mãn tính
Mề đay cấp tính có thể chuyển thành mày đay mãn tính nếu kéo dài 6 tuần hoặc lâu hơn.
Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, mề đay mãn tính dễ gây ra các biến chứng: chàm hóa, tăng sắc tố da (sạm da) và làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh dị ứng khác.
2. Chứng phù mạch
Phù mạch là tình trạng sưng tương tự như phát ban nhưng sưng ở dưới da thay vì trên bề mặt. Triệu chứng chính là sưng tấy đột ngột dưới bề mặt da. Các vết loét hoặc sưng tấy trên bề mặt da cũng có thể phát triển.
Sưng tấy thường xảy ra xung quanh mắt và môi. Nó cũng có thể được tìm thấy trên bàn tay, bàn chân và cổ họng. Vết sưng có thể tạo thành một đường hoặc lan rộng hơn.
Các vết hàn gây đau và có thể ngứa. Điều này được gọi là phát ban (mề đay). Chúng trở nên nhợt nhạt và sưng lên nếu bị kích thích. Vết sưng phù mạch sâu hơn cũng có thể gây đau.
Các triệu chứng khác có thể gồm đau bụng, thở khó khăn, sưng miệng và mắt, sưng niêm mạc mắt…
3. Nhiễm trùng
Khi xảy ra biến chứng nhiễm trùng, người bệnh thượng bị sưng đau dữ dội, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết vùng cổ, nách, bẹn….
4. Sốc phản vệ
Mề đay cấp tính có thể xuất hiện kèm theo phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và gây khó thở và tắc nghẽn đường thở.
Mề đay cấp tính nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng phù mạch, nhiễm trùng, sốc phản vệ.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp.
V – Mề đay cấp tính được chẩn đoán thế nào?
Nổi mề đay cấp tính thường được chẩn đoán bởi bác sĩ da liễu. Một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng nên được thực hiện để tìm kiếm nguyên nhân cơ bản.
1. Thăm khám lâm sàng
Không có xét nghiệm nào để xác định rằng các vết sưng trên da là mề đay nhưng bác sĩ có thể kiểm tra da và đặt câu hỏi về triệu chứng cũng như cảm giác của người bệnh, chẳng hạn như:
– Các vết sưng có ngứa không, có đau không?
– Những nốt sản xuất hiện khi nào và đã kéo dài bao lâu?
– Lần đầu tiên bạn bắt đầu gặp các triệu chứng là khi nào?
– Phản ứng trên da của bạn trông như thế nào khi nó xuất hiện lần đầu tiên?
– Các triệu chứng của bạn có thay đổi theo thời gian không?
– Bạn có nhận thấy điều gì làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt hơn không?
– Các tổn thương trên da chủ yếu là ngứa, hay chúng bị bỏng hoặc châm chích?
– Các tổn thương trên da có biến mất hoàn toàn mà không để lại vết thâm hay dấu vết gì không?
Bác sĩ chẩn đoán mề đay cấp tính qua thăm khám da và hỏi triệu chứng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng da như:
– Bạn có bị dị ứng gì không?
– Bạn đã bao giờ gặp phản ứng da tương tự trước đây chưa?
– Bạn đã thử một loại thức ăn mới lần đầu tiên, thay đổi sản phẩm giặt là hay nhận nuôi một con vật cưng mới chưa?
– Bạn đang dùng những loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung nào?
– Bạn đã bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới nào hoặc bắt đầu một đợt điều trị mới của loại thuốc bạn đã dùng trước đó chưa?
– Gần đây sức khỏe tổng thể của bạn có thay đổi không?
– Bạn có bị sốt hoặc sụt cân không?
– Có ai trong gia đình bạn từng bị phản ứng da như vậy không?
– Các thành viên khác trong gia đình có bị dị ứng gì không?
– Bạn đã sử dụng phương pháp điều trị tại nhà nào?
2. Thăm khám cận lâm sàng
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nổi mề đay cấp tính thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây nếu nếu nghi ngờ dị ứng thuốc hoặc thực phẩm:
– Xét nghiệm máu.
– Xét nghiệm dị ứng da.
– Xét nghiệm chất hấp thụ chất phóng xạ (RAST).
– Xét nghiệm miễn dịch CAP.
VI – Cách điều trị mề đay cấp tính hiệu quả
Ngoài điều trị thuốc kháng histamin, Prednisone đường uống, người bệnh nổi mề đay cấp tính cần kết hợp tránh các yếu tố kích hoạt và sử dụng kem bôi ngoài da để làm giảm triệu chứng.
1. Điều trị bằng thuốc
1.1. Thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai
Phương pháp điều trị chính cho bệnh mày đay cấp tính ở người lớn và trẻ em là dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai bằng đường uống được chọn từ danh sách dưới đây:
– Cetirizin
– Loratadin
– Fexofenadine
– Desloratadin
– Levocetirizin
– Rupatadine
– Bilastine
Khi sử dụng thuốc điều trị mề đay cấp tính, cần lưu ý:
– Nếu liều tiêu chuẩn (ví dụ 10 mg cetirizine) không hiệu quả, có thể tăng liều gấp bốn lần (ví dụ 40mg cetirizin mỗi ngày).
– Không nên sử dụng Terfenadin và Astemizol vì chúng gây độc cho tim khi kết hợp với Ketoconazole hoặc Erythromycin.
– Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào cho thấy thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai gây dị tật bẩm sinh. Nếu cần điều trị, loratadine và cetirizine hiện được ưu tiên hơn.
– Thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên thông thường như promethazine hoặc chlorpheniramine không còn được khuyên dùng cho bệnh nổi mề đay.
1.2. Thuốc điều trị mề đay di truyền
Nếu bạn mắc loại mề đay di truyền, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giảm triệu chứng và giữ mức protein nhất định trong máu ở mức không gây ra triệu chứng.
1.3. Thuốc Prednisone đường uống
Nếu thuốc kháng histamin không không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng prednisone đường uống (prednisolone) kéo dài 4 đến 5 ngày trong trường hợp mề đay cấp tính nặng, đặc biệt nếu có phù mạch. Công dụng của thuốc là giảm sưng, viêm và ngứa.
1.4. Tiêm khẩn cấp Epinephrine
Tiêm bắp Adrenalin (epinephrine ) được dành riêng cho trường hợp bệnh nhân nổi mề đay bị sốc phản vệ hoặc sưng họng đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân nổi mề đay cấp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc chữa mề đay cấp tính trên cần dùng theo chỉ định bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc về dùng.
2. Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu đang bị nổi mề đay nhẹ, những lời khuyên này có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn:
2.1. Tránh các yếu tố kích hoạt
Ngoài điều trị thuốc kháng histamin, người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây nổi mề đay nếu biết (ví dụ dị ứng thuốc hoặc thực phẩm ). Việc tránh các chất gây dị ứng loại 1 (qua trung gian IgE) có liên quan sẽ loại bỏ nổi mày đay trong vòng 48 giờ.
Cụ thể, bệnh nhân nổi mề đay cấp tình trong quá trình điều trị nên tránh các tác nhân gây nổi mề đay nếu có thể. Ví dụ:
Tránh dùng aspirin, thuốc phiện và thuốc chống viêm không steroid (paracetamol nói chung là an toàn).
Tránh các dị ứng đã biết đã được xác nhận bằng xét nghiệm IgE/lấy da cụ thể dương tính nếu các xét nghiệm này có liên quan đến bệnh nổi mề đay trên lâm sàng.
2.2. Sử dụng thuốc chống ngứa có sẵn mà không cần kê đơn
Thuốc kháng histamin đường uống không kê đơn, chẳng hạn như loratadine (Alavert, Claritin, những loại khác), cetirizine (Zyrtec Allergy, những loại khác) hoặc diphenhydramine (Benadryl Allergy, những loại khác), có thể giúp giảm ngứa.
2.3. Chườm lạnh
Làm mát vùng bị ảnh hưởng bằng quạt, khăn lạnh, túi nước đá hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa trầy xước.
Chườm lạnh giúp làm dịu da và giảm ngứa do mề đay cấp.
2.4. Tắm mát
Người bị nổi mề đay cũng có thể giảm ngứa khi tắm, tắm nước mát, bột yến mạch, baking soda. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp để kiểm soát lâu dài tình trạng ngứa mãn tính.
2.5. Dùng kem bôi da
Nếu mề đay cấp gây mẩn ngứa nhẹ thì bệnh nhân có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để giảm ngứa ngáy khó chịu.
Kem bôi da Yoosun rau má được nhiều người sử dụng nhờ tác dụng làm dịu da, giảm mẩn ngứa khi bị mề đay.
Kem Yoosun rau má thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má với tính chất mát lành, làm dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới. Bên cạnh đó, vitamin E trong kem Yoosun rau má sẽ cung cấp độ ẩm cho da, giảm ngứa rất hiệu quả.
Chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính cũng là ưu điểm mà nhiều người dùng đánh giá cao về kem Yoosun rau má.
Sản phẩm đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Sử dụng được cho trẻ từ sơ sinh và người lớn.
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh da, lau khô, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má, vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Thoa kem Yoosun rau má cải thiện mẩn ngứa do mề đay
>> Xem VIDEO cô giáo Hải Yến chia sẻ cảm nhận sau khi dùng kem Yoosun rau má <<
Nếu tình trạng lan rộng và ngứa nhiều và kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt,.. thì bệnh nhân cần đi khám ở bệnh viện để có cách chữa mề đay cấp tính phù hợp.
VII – Nổi mề đay cấp tính khi nào cần thăm khám ngay?
Bệnh mề đay cấp ở trẻ và người lớn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, người bệnh nên đi gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:
– Các triệu chứng bệnh không cải thiện và thuyên giảm sau 2 ngày.
– Những đám mảng mề đay ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn.
– Bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
– Bị phù mạch, sưng phù ở miệng, mặt và cổ họng.
– Khó thở, khó nuốt.
– Choáng váng, ngất xỉu.
– Nôn mửa và buồn nôn.
Người bệnh nên đi gặp bác sĩ ngay nếu mề đay không thuyên giảm sau 2 ngày.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn sẵn sàng cho cuộc thăm khám với bác sĩ:
– Liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng, thời điểm chúng xảy ra và thời gian chúng kéo dài.
– Liệt kê bất kỳ loại thuốc nào đang dùng, bao gồm vitamin, thảo mộc và chất bổ sung. Tốt hơn nữa, hãy lấy những chai gốc và danh sách liều lượng cũng như hướng dẫn sử dụng.
– Liệt kê các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ.
– Đối với mề đay cấp tính, các câu hỏi người bệnh có thể muốn hỏi bao gồm:
– Điều gì có thể gây ra các triệu chứng của tôi?
– Tôi có cần bất kỳ xét nghiệm nào để xác nhận chẩn đoán không?
– Các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của tôi là gì?
– Tình trạng của tôi có thể là tạm thời hay mãn tính?
– Cách điều trị tốt nhất là gì?Tôi có cần dùng thuốc theo toa hay tôi có thể sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị tình trạng này?
Sau khi thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh mày đay cấp, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xử trí mày đay cấp tính cũng như phương pháp điều trị mày đay cấp hiệu quả và phù hợp.
VIII – Có thể ngăn ngừa nổi mề đay cấp tính không?
Xác định và tránh bất kỳ nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh. Bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định các chất gây dị ứng và tác nhân có nhiều khả năng ảnh hưởng và gây nổi mề đay nhất.
1. Chủ động thực hiện xét nghiệm dị ứng
Thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định các chất gây dị ứng và tác nhân có nhiều khả năng ảnh hưởng và gây nổi mề đay nhất. Từ đó có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả.
2. Tránh các nguyên nhân và yếu tố gây nổi mề đay đã biết
Các yếu tố kích hoạt nổi mề đay cấp tính có thể bao gồm thực phẩm, thuốc, phấn hoa, lông thú cưng, mủ cao su và vết đốt của côn trùng.
Nếu bạn cho rằng một loại thuốc nào đó đã gây nổi mề đay cho mình, hãy ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ.
Một số nghiên cứu cho thấy, căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể gây phát ban. Vì vậy, bạn cần hạn chế căng thẳng tâm lý kéo dài.
Một số tác nhân gây phát ban có thể khó tránh hơn, chẳng hạn như ô nhiễm không khí hoặc tiếp xúc với phấn hoa vào mùa xuân khi cây nở hoa.
Xác định và tránh bất kỳ nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh.
3. Biện pháp khác
– Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời: Thoa kem chống nắng khoảng nửa giờ trước khi ra ngoài trời. Khi ở ngoài trời, hãy tìm bóng râm để giúp giảm bớt sự khó chịu.
– Mặc quần áo cotton rộng rãi, chất liệu mềm mịn: Tránh mặc quần áo thô ráp, bó sát, trầy xước hoặc làm từ len.
– Tắm và thay quần áo: Hãy đi tắm và thay quần áo ngay nếu bạn tiếp xúc với phấn hoa hoặc động vật.
– Bình tĩnh: Căng thẳng có thể gây phát ban. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, những cách lành mạnh để giảm căng thẳng bao gồm tập thể dục mỗi ngày, thiền, yoga…
IX – Câu hỏi thường gặp khi bị nổi mày đay cấp
Có rất nhiều thắc mắc về bệnh nổi mề đay cấp tính sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Ai dễ bị nổi mề đay cấp tính?
Cứ 5 trẻ em hoặc người lớn thì có một người bị nổi mề đay cấp tính trong đời. Nó phổ biến hơn ở những người bị dị ứng. Bệnh ảnh hưởng đến tất cả các chủng tộc và cả hai giới nam – nữ.
2. Nổi mề đay cấp có lây không?
Mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể lây từ người này sang người khác.
Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do yếu tố di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc có thể do cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng.
3. Mề đay cấp kiêng gì trong ăn uống và sinh hoạt?
Bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng, người bệnh mề đay cấp tính nên kiêng:
– Kiêng gãi ngứa: Mặc dù người bệnh không thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy và khó chịu khi bị nổi mề đay, tuy nhiên hành động gãi sẽ không làm dịu cảm giác ngứa mà cơn ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra khi gãi nhiều cũng sẽ khiến cho vùng da bệnh bị trầy xước, dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
– Kiêng thực phẩm dầu mỡ: Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân suy yếu nên khả năng tiếp nhận và chuyển hóa chất béo kém hiệu quả, có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
– Kiêng thực phẩm giàu đạm: Nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm cao có thể làm triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này trong thời gian điều trị cụ thể là các loại hải sản như tôm, cua, cá biển, thịt bò, thịt chó,…
– Kiêng đường và muối: Nhóm thực phẩm có nhiều đường (bánh kẹo, nước ngọt) và thực phẩm nhiều muối có tác động kích thích hệ thần kinh ngoại biên, chúng là nguyên nhân gây ra các mảng mề đay lan rộng, khó điều trị hơn.
– Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng: Bao gồm các loại bia rượu, trà, cà phê, thuốc lá, ớt, tiêu, tỏi… làm tăng thêm lượng độc tố tích trữ ở gan. Nóng gan cũng là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng mẩn ngứa dị ứng, mề đay ở người bệnh.
Hành động gãi sẽ không làm dịu cảm giác ngứa mà cơn ngứa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Cách tốt nhất để điều trị nổi mề đay cấp tính là gì?
Mề đay cấp tính có thể được điều trị tại nhà hoặc bằng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và giúp giảm đau. Phương pháp điều trị tốt nhất phụ thuộc vào từng người và mức độ nghiêm trọng của mề đay.
Các lựa chọn bao gồm chườm đá hoặc khăn lau mát trên da, kem chống ngứa không kê đơn (OTC) và thuốc kháng histamin theo toa.
5. Làm thế nào để bạn biết bị nổi mề đay cấp tính?
Dấu hiệu của bệnh nổi mề đay là những vết sưng đỏ, ngứa trên da và biến mất trong vòng 6 tuần. Hãy đến thăm khám bác sĩ da liễu nếu nghi ngờ bị nổi mề đay để được chẩn đoán chính xác.
6. Nổi mề đay cấp tính có phải là tình trạng nghiêm trọng không?
Mề đay cấp tính thường không nghiêm trọng nhưng có thể rất khó chịu. Nó cũng là dấu hiệu cảnh báo phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc bệnh lý nào đó. Do đó, nếu nghi ngờ có phản ứng dị ứng hoặc khó thở, điều cần thiết là phải đi khám ngay lập tức.
7. Mất bao lâu để bệnh mề đay cấp tính biến mất?
Thời gian nổi mề đay kéo dài tùy thuộc vào từng người và nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, nổi mề đay cấp tính sẽ biến mất trong vòng sáu tuần.
Mề đay cấp tính có thể gây khó chịu và đáng sợ nếu xuất hiện cùng với phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu bị nổi mề đay kèm khó thở, sưng tấy, tê hoặc ngứa ran, thở khò khè hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng đã biết, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức.
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được bệnh mề đay cấp tính. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sĩ tư vấn thêm.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.pcds.org.uk/clinical-guidance/urticaria-acute-and-intermittant-urticaria
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2017/0601/p717.html
https://link.springer.com/article/10.1007/s40629-023-00266-5
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19489657/
https://dermnetnz.org/topics/acute-urticaria
https://www.verywellhealth.com/acute-urticaria-5272266
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hives-and-angioedema/symptoms-causes/syc-20354908
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hives-chronic-relief
https://www.healthline.com/health/hives
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!