Tay chân miệng độ 4: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Dựa theo mức độ nặng nhẹ bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ, từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Tay chân miệng cấp độ 4 là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh, có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, người lớn nên cẩn trọng để tránh cho trẻ bị tay chân miệng độ 4.
I – Tay chân miệng độ 4 là gì? Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 4
Dựa trên mức độ nguy hiểm, bệnh tay chân miệng được chia thành bốn cấp độ.
– Tay chân miệng cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất. Ở cấp độ này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như loét miệng, phát ban da, sốt nhẹ, tiêu chảy, nôn ói…Tay chân miệng độ 1 có thể điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.
– Tay chân miệng cấp độ 2 là chuyển giao giữa mức độ nhẹ và biến chứng. Đặc biệt ở cấp độ 2b, bệnh có thể có dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh.
– Tay chân miệng cấp độ 3 khá nghiêm trọng, cần được điều trị tích cực tại bệnh viện để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Hình ảnh tay chân miệng cấp độ 4.
– Bệnh tay chân miệng cấp độ 4 được đánh giá là cấp độ nghiêm trọng nhất. Chân tay miệng độ 4 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong.
II – Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng cấp độ 4
Virus đường ruột là nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng. Trong đó có hai chủng virus gây bệnh phổ biến là Coxsackie A16 và Enterovirus (EV71).
Đa phần, các trường hợp tay chân miệng nặng kèm theo các biến chứng nguy hiểm là do EV71 gây ra.
Các con đường chính lây nhiễm virus gây bệnh chân tay miệng là:
– Dịch tiết mũi họng trong không khí do người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho.
– Dịch trong các phỏng nước và virus sẽ phát tán ra môi trường nếu các phỏng nước này bị vỡ.
– Tiếp xúc với phân của người bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Do vậy cách tốt nhất để phòng bệnh là ngăn chặn các con đường lây nhiễm.
III – Biểu hiện của chân tay miệng cấp độ 4
Các triệu chứng thường gặp của tay chân miệng cấp độ 4 là sốc, cơ thể tím tái, phù phổi, giảm nhịp tim, thở dốc, thở yếu, ngưng thở.
IV – Bệnh tay chân miệng cấp độ 4 nguy hiểm không?
Như đã phân tích ở trên, cấp độ 4 là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh tay chân miệng.
Người bệnh dễ gặp phải các biến chứng về thần kinh, hô hấp, não… Bên cạnh đó nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Do đó việc điều trị tích cực tay chân miệng tại bệnh viện là rất cần thiết!
Bệnh tay chân miệng cấp độ 4 rất nguy hiểm!
V – Cách xử lý khi bị tay chân miệng cấp độ 4
Khi bị tay chân miệng cấp độ 4, việc đầu tiên là cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ đồng thời theo dõi các chỉ số như huyết áp, mạch đập, nhịp tim, nhịp thở…
Tay chân miệng cấp độ 4 cần được điều trị tích cực tại bệnh viện.
Tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh tại nhà vì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
Thậm chí khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện muộn, bệnh nhân cũng rất khó bình phục hoàn toàn sau đó.
Như vậy chúng ta đã có thêm thông tin về bệnh tay chân miệng cấp độ 4. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!