Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/04/2024

11+ Cách dùng lá trầu không trị rôm sảy, dịu mẩn ngứa

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, trị nấm, chống oxy hóa, làm dịu mẩn ngứa, chữa lành vết thương nên lá trầu không được cả Đông y và Y học hiện đại dùng trong điều trị rôm sảy. Tham khảo ngay 11 cách trị rôm sảy bằng lá trầu không đơn giản – hiệu quả nhất dưới đây và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất nhé!

I – Các đặc tính có lợi của lá trầu không trong việc điều trị rôm sảy

Pharmeasy.in cho hay, cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L. Đây là loại cây thân leo, lá trầu không mọc so le và hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Theo phân tích dinh dưỡng, trong 100g lá trầu không có các thành phần gồm: 85.4% độ ẩm, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 3.1% protein, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là thiamin, canxi, carotene, riboflavin, vitamin C và niacin.

Theo trang onlymyhealth.com, không chỉ làm thơm miệng mà lá trầu còn có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về da, trong đó có rôm sảy mẩn ngứa.

Các đặc tính giúp lá trầu không chữa được rôm sảy theo trang Pharmeasy.in là:

– Kháng khuẩn, kháng viêm.

– Ngăn chặn sự phát triển của nấm

– Bảo vệ chống lại phản ứng dị ứng

– Chữa lành vết thương.

– Chống oxy hóa.

Cách trị rôm sảy bằng lá trầu khôngLá trầu không có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, làm dịu mẩn ngứa, chữa lành vết thương nên được dùng để trị rôm sảy.

Trang Pharmeasy.in cũng đăng tải một số thông tin nghiên cứu về tác dụng của lá trầu không như sau:

– Lá trầu không đã được sử dụng ở Ấn Độ từ năm 400 trước Công nguyên và được biết đến với đặc tính chữa bệnh.

– Lá trầu đã được sử dụng trong y học dân gian Trung Quốc để giải độc, chống oxy hóa và chống đột biến.

– Chiết xuất lá trầu đã được tìm thấy có đặc tính chống tiểu đường, tim mạch, chống viêm và chống loét.

– Chiết xuất lá trầu đã được trao bằng sáng chế vì đặc tính chống viêm, chống ung thư và điều hòa miễn dịch.

II – Tại sao lá trầu không có thể trị rôm sảy?

Lá trầu không được xem là phương thuốc tự nhiên chữa rôm sảy và dưới đây là các lý do:

1. Kháng khuẩn, kháng viêm

Theo y học cổ truyền, lá trầu không tính ấm, có tác dụng trừ phong, sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn.

Các nghiên cứu Y học hiện đại cũng cho thấy, tanin và tinh dầu trong lá trầu không hoạt động như chất kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn. Nhờ vậy, ngăn ngừa rôm sảy lan rộng và diễn biến nặng hơn.

2. Giảm ngứa và đau

Theo trang onlymyhealth.com, đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của lá trầu có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa và nhiễm trùng. Vì vậy, lá trầu còn có thể được sử dụng để kiểm soát rôm sảy, mụn trứng cá.

3. Trị nấm

Trang Pharmeasy.in cho hay, hợp chất hoạt tính sinh học hydroxychavicol (polyphenol) có thể ức chế sự phát triển của nấm. Vì vậy, lá trầu được sử dụng như một chất chống nấm cho các bệnh nhiễm trùng tại chỗ hoặc làm nước súc miệng cho các bệnh nhiễm nấm miệng.

4. Làm dịu vùng da kích ứng và tái tạo da

Protein trong lá trầu không giúp làm dịu và tái tạo làn da sau khi bị rôm sảy. Thông tin trên onlymyhealth.com cũng cho rằng, lá trầu không cũng có thể hỗ trợ làm giảm phát ban và mẩn đỏ. Khi bôi trầu không lên da, sẽ làm dịu phát ban và nhiễm trùng để làm dịu da.

5. Chữa lành vết thương

Trang Pharmeasy.in cho biết, lá trầu có thể có khả năng chữa lành vết thương trên da nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do rôm sảy gây ra.

Cách chữa rôm sảy bằng lá trầu khôngNhiều người sử dụng lá trầu không để chữa rôm sảy.

Như vậy, chúng ta đã phần nào biết được tác dụng chữa rôm sảy bằng lá trầu không. Vậy nên áp dụng phương pháp chữa rôm sảy này như thế nào? Theo dõi phần dưới đây để có câu trả lời bạn nhé.

III – 11+ Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không đơn giản – hiệu quả

Bạn có thể đắp lá, tắm, xông hơi hoặc chấm nước lá trầu không lên vùng bị rôm sảy. Chi tiết cách thực hiện từng phương pháp sẽ được chúng tôi hướng dẫn dưới đây:

1. Ba cách thoa nước cốt lá trầu không

Đây là cách đơn giản nhất để bạn trị rôm sảy bằng lá trầu không. Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau:

– Cách 1: Giã nát 10 lá trầu không rồi vắt lấy nước cốt. Dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị nổi rôm sảy. Để khoảng 10 -15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.

– Cách 2: Giã nát 10 lá trầu không cùng chút muối biển. Lọc lấy nước cốt rồi thoa lên da tương tự như cách 1.

– Cách 3: Đun 10 lá trầu không với khoảng 500ml nước. Chờ nước bớt nguội thì dùng khăn thấm nước lá trầu thoa lên da. Thực hiện tương tự như 2 cách ở trên.

Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không hiệu quả nhấtThoa nước cốt lá trầu không lên da trị rôm sảy.

2. Hai cách đắp lá trầu không

Với cách đắp lá trầu không, người bị rôm sảy có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

– Cách 1: Rửa sạch khoảng 5-10 lá trầu không tùy theo vùng da bị rôm sảy ít hay nhiều. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy rồi đắp mặt nạ lá trầu không lên. Lưu lại trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

– Cách 2: Chuẩn bị lượng lá trầu không theo nhu cầu và chút muối biển. Lá trầu không sau khi rửa sạch cho vào giã nát cùng muối biển. Sau đó thực hiện đắp lên vùng da bị rôm sảy tương tự như cách 1.

Cách trị nổi sảy bằng lá trầu khôngGiã nát lá trầu không đắp lên da trị rôm sảy.

3. Xông hơi lá trầu không

Khi xông hơi, các tinh dầu và dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ theo hơi nước thâm nhập vào sâu bên trong da. Từ đó làm thuyên giảm rôm sảy và hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng.

Chuẩn bị: 10 lá trầu không tươi.

– Thực hiện: Lá trầu không sau khi rửa sạch, vò sơ để lá hơi nát. Cho lá trầu vào đun cùng 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5-17 phút để tinh dầu trong lá trầu không tiết ra.

– Cách xông: Đổ nước ra chậu và tiến hành xông hơi, chú chú ý khoảng cách để tránh bị bỏng. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

Lá trầu không trị nổi sảyXông hơi lá trầu không chữa rôm sảy.

4. Tắm nước lá trầu không

Đây là cách trị rôm sảy được nhiều người áp dụng, nhất là khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rôm sảy.

– Chuẩn bị:10 lá trầu không tươi.

– Nấu nước: Lá trầu không rửa sạch rồi cho vào nồi, đun sôi cùng với 2 lít nước lọc. Nước sôi 5 phút thì bạn tắt lửa.

– Cách tắm: Chắt lấy nước lá trầu không nguyên chất, hòa thêm nước nguội để tắm cho bé như bình thường. Sau đó, tắm tráng lại bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô và mặc quần áo cho bé.

Khi tắm lá trầu không trị rôm sảy, cần chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

– Số lần tắm trong ngày: Mỗi ngày người bị rôm sảy chỉ nên tắm trầu không 1 lần/ngày, tránh lạm dụng gây phản tác dụng.

– Không tắm nước lá trầu không đặc: Vì nước lá trầu không quá đặc dễ gây ngứa ngáy, khiến tình trạng rôm sảy nặng thêm.

Trị rôm sảy cho bé bằng lá trầu khôngTắm lá trầu không chữa rôm sảy.

– Không tắm quá lâu: Thời gian tắm chỉ nên tối đa 10 phút, không nên tắm hoặc ngâm người quá lâu.

– Không tắm khi có vết thương hở: Vì nước lá tấn công vào vết thương hở dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng.

– Tráng lại bằng nước sạch: Sau khi tắm lá trầu không, cần tắm lại bằng nước sạch để tránh tình trạng cặn lá đọng lại trên da.

5. Lá trầu không kết hợp với lá trà xanh

Theo mytour.vn, lá trà xanh có đặc tính làm mát và có thể giúp giải nhiệt trong cơ thể, thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị da liễu và các tình trạng do nhiệt bên trong cơ thể gây ra. Các hợp chất trong trà xanh có thể cải thiện tình trạng kích ứng và giảm ngứa ở những vùng da bị dị ứng.

Bạn có thể hãm lá trầu không với trà xanh để uống hoặc đun lấy nước bôi/tắm. Thực hiện điều này hàng ngày để có kết quả chữa rôm sảy tốt nhất.

– Chuẩn bị: 10 lá trầu không tươi, 10g lá trà xanh.

– Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không và lá trà xanh rồi cho vào đun cùng 1,5 lít nước. Đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.

– Cách dùng: Có thể dùng hỗn hợp nước trà không và trà xanh để bôi lên da hoặc hòa với nước để tắm. Sau khi tắm bạn cần chú ý rửa sạch lại da bằng nước sạch.

Cách chữa rôm sảy cho trẻ bằng lá trầu khôngLá trầu không kết hợp với lá trà xanh chữa rôm sảy.

6. Lá trầu không và lá ổi

Theo mytour.vn, lá ổi có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ miễn dịch cho da và điều trị dị ứng. Theo nghiên cứu, hợp chất trong lá ổi có thể ức chế sự giải phóng histamin – nguyên nhân chính gây dị ứng.

Người bị rôm sảy có thể kết hợp lá trầu không và lá ổi để chữa bệnh theo hướng dẫn dưới đây:

– Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 1 nắm lá ổi.

– Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không và lá ổi sau đó cho vào đun cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội hoặc pha với nước mát rồi dùng nước này để tắm. Tắm lại bằng nước sạch 1 lần nữa sau khi đã tắm lá xong.

Cách chữa nổi sảy cho trẻ bằng lá trầu khôngTắm lá trầu không và lá ổi loại bỏ rôm sảy nhanh chóng.

7. Lá trầu không và lá bạc hà

Trang mytour.vn cho biết, lá bạc hà chứa nhiều vitamin A và axit Salicylic có tác dụng kháng khuẩn, điều tiết bã nhờn, kháng khuẩn và làm sạch. Khi bị ngứa và rôm sảy, bạn có thể kết hợp lá bạc hà với lá trầu không để tắm như sau:

– Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 1 nắm lá bạc hà.

– Thực hiện: Đun sôi lá trầu không và lá bạc hà với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Lọc lấy nước lá, pha với nước mát rồi tắm, chú ý rửa sạch ở vùng da bị rôm sảy. Điều này sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy và mang lại cảm giác sảng khoái cho làn da.

Mẹo chữa rôm sảy bằng lá trầu khôngTắm lá trầu không và lá bạc hà giúp đẩy lùi rôm sảy.

8. Lá trầu không kết hợp cùng gừng

Theo genomind.com, gừng có chứa loại dầu tự nhiên được gọi là gingerols có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Lợi ích chống viêm của gingerol có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích.

Cách trị rôm sảy bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi cụ thể như sau:

– Chuẩn bị: 10 lá trầu không, 1 nhánh gừng.

– Thực hiện: Lá trầu sau khi rửa sạch đem không vò nát; gừng cắt lát mỏng. Cho 2 nguyên liệu vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước trong khoảng 7 phút. Lọc lấy nước lá rồi pha với nước mát sau đó tiến hành tắm.

Dùng lá trầu trị rôm sảy cho béTắm lá trầu không và gừng cũng là cách được nhiều người bị rôm sảy áp dụng.

IV – Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị rôm sảy

Khi sử dụng lá trầu không trị rôm sảy, cần thực hiện một số lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả như mong muốn:

1. Thử phản ứng

Lá trầu không có tính kháng khuẩn rất mạnh, do đó trước khi sử dụng bạn nên kiểm tra phản ứng xem có bị kích ứng không trước khi bôi lên da.

Bạn có thể thoa một vài giọt lá trầu không lên vùng da ở tay và đợi khoảng 10 phút. Nếu da không bị kích ứng thì bạn có thể sử dụng.

2. Chọn lá trầu không

Nên chọn lá trầu không sạch, không sâu bệnh, có xuất xứ rõ ràng. Tránh mua lá trầu không bị phun thuốc trừ sâu gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Nên chọn lá trầu không có màu xanh đậm, còn tươi và nguyên vẹn, không bị dập nát. Không mua lá trầu đã bị héo, dập nát, hư hỏng.

3. Rửa sạch, ngâm lá trầu trong nước muối

Mua lá trầu không về bạn cần rửa thật sạch và ngâm trong nước muối để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, côn trùng, vi khuẩn bám trên lá.

4. Không dùng khi da có vết thương hở, nhiễm trùng

Nếu trên da xuất hiện các triệu chứng như có mủ, viêm da, sưng tấy, vết thương hở không được thoa hoặc tắm nước lá trầu không. Nếu vẫn tắm, tình trạng rôm sảy và tổn thương trên da sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp này, người bị rôm sảy không tự ý dùng lá trầu không để chữa, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

5. Đối tượng không nên sử dụng

Người bị dị ứng với thành phần trong lá trầu không có tiền sử dị ứng hoặc làn da nhạy cảm không nên sử dụng lá trầu trị rôm sảy.

6. Theo dõi phản ứng

Trong quá trình trị rôm sảy bằng lá trà xanh, cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng sử dụng ngay và nhờ bác sĩ tư vấn cách xử trí.

7. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Lá trà xanh tuy lành tính và an toàn nhưng tốt nhất trước khi dùng trị rôm sảy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem mình có thực sự phù hợp không. Đồng thời được hướng dẫn cách sử dụng phù hợp và hiệu quả.

Cách trị nổi sảy bằng lá trầu khôngKhông nên lạm dụng dùng quá nhiều lá trầu không, tối đa 10 lá/lần.

V – Chữa rôm sảy bằng trầu không bao lâu có hiệu quả?

So với các loại lá thảo dược tự nhiên, khác, lá trầu không có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên cho hiệu quả chữa rôm sảy tốt hơn và nhanh hơn. Tuy nhiên, do đặc tính của thảo dược tự nhiên thấp (hơn so với các loại thuốc/kem bôi) nên khi sử dụng người bệnh cần phải kiên trì áp dụng, không thể cho hiệu quả sau 1-2 ngày.

Thực tế sử dụng lá trầu không chữa rôm sảy cho thấy, với trường hợp rôm sảy nhẹ (da khô, chưa bị mụn mủ, lở loét, rôm sảy ít) thì dùng lá trầu có thể loại bỏ rôm sau khoảng 3-5 ngày. Với trường hợp rôm sảy nặng hơn, người bệnh cần kiên trì dùng liên tục 7-10 gày thì mới có thể tiêu diệt rôm sảy.

Hiệu quả chữa rôm sảy cũng tùy thuộc theo cơ địa của từng người. Do đó, có người bệnh áp dụng hiệu quả nhưng người khác lại không. Vì vậy, bạn không nên quá kỳ vọng về hiệu quả trị rôm sảy của lá trầu không.

Chữa nổi sảy bằng lá trầu khôngHiệu quả chữa rôm sảy của lá trầu không tùy thuộc theo cơ địa của từng người.

VI – Đánh giá ưu – nhược điểm của cách trị rôm sảy bằng lá trầu không

Dưới đây là một vài đánh giá của chúng tôi về ưu và nhược điểm của cách trị rôm sảy bằng lá trầu không. Bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định có nên áp dụng hay không:

– Ưu điểm: An toàn, lành tính; làm sạch da tốt, tiết kiệm chi phí; dễ dàng tìm mua.

– Nhược điểm: Dễ kích ứng da nếu dùng nhiều, nhất là với trẻ nhỏ; vụn lá sinh ra trong quá trình chế biến có thể dính vào vùng rôm gây kích ứng, nhiễm trùng; các công đoạn chế biến cầu kỳ, mất thời gian.

Để hiệu quả, tiết kiệm thời gian và an toàn hơn, người bị rôm sảy có thể sử dụng bộ đôi sản phẩm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để loại bỏ cũng như ngăn ngừa rôm sảy.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…

Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều người lựa chọn vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tắm gội hàng ngày để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.

Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.

Người bị rôm sảy nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.thoa Yoosun Rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má để ngăn ngừa và làm dịu rôm sảy.

Chia sẻ cách trị rôm sảy bằng lá trầu khôngGel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má.

Điều trị rôm sảy bằng lá trầu không cho hiệu quả nhất định với trường hợp bệnh nhẹ và người bệnh kiên trì áp dụng đúng cách. Nếu tình trạng rôm sảy không cải thiện sau 2- 3 ngày áp dụng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://mytour.vn/vi/blog/bai-viet/effective-home-remedies-for-itchy-allergies.html

https://www.onlymyhealth.com/betel-leaves-for-skin-care-1651516227

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục