Cách xử lý da bị cháy nắng lột da, bong tróc hiệu quả nhất
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Cháy nắng lột da là tình trạng thường gặp sau khi da phơi nhiễm ánh nắng mặt trời. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trong quá trình hồi phục tổn thương do tia UV gây nên. Vì vậy, bạn nên chú ý tới việc chăm sóc, điều trị để tránh gây nguy hại cho làn da. Dưới đây là một số cách khắc phục hiện tượng này bạn có thể tham khảo và áp dụng.
I – Da bị cháy nắng lột da là như thế nào?
Da bị cháy nắng là một phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với tổn thương do tia cực tím gây nên. Da con người có melanin là một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da tránh khỏi những tác hại của tia nắng mặt trời. Melanin hoạt động bằng cách làm tối làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Lượng melanin sản xuất ở mỗi người sẽ tùy thuộc vào di truyền. Đó cũng là lý do giải thích tại sao có người khi tiếp xúc với ánh nắng lâu nhưng chỉ bị sạm da, có người lại cháy nắng. Tuy nhiên, cả hai đều là dấu hiệu cho thấy tế bào của da đang bị tổn thương. Đối với những người có ít melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và không được bảo vệ có thể khiến cho da bị đỏ, sưng, đau hay còn gọi là cháy nắng.
Hình ảnh bị lột da do cháy nắng.
Hậu quả của cháy nắng có thể biểu hiện qua các triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng. Sau khi da bị cháy nắng có thể xuất hiện tình trạng bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng loại bỏ những tế bào hư hại để phục hồi lại như trạng thái ban đầu. Vì vậy, bạn không nên cố gắng lột da mà hãy để chúng bong tróc tự nhiên.
II – Dấu hiệu da cháy nắng bị lột da
Cháy nắng lột da là hiện tượng có thể gặp ở bất cứ ai khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo trong một thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ nào. Lột da do cháy nắng thường có biểu hiện khá rõ rệt như:
Làn da trở nên rát và căng đặc biệt là sau khi bơi lội hoặc tắm.
– Làn da trở nên thô, khô ráp và khi sờ vào có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Trên da xuất hiện những mảng bong tróc ở nhiều mức độ khác nhau.
– Một số trường hợp còn xuất hiện những đường nứt nẻ trên da và đau rát.
– Làn da chuyển sang màu xám đậm hoặc sạm đen.
III – Nguyên nhân cháy nắng lột da là gì?
Cháy nắng lột da xảy ra nguyên nhân chính là do tác động của tia UV gây nên. Chúng sẽ làm gãy những sợi collagen và elastin khiến cho da ửng đỏ và dần sạm đi.
1. Tác động tia UV
Nhiều người thường không quá chú trọng đến việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, nghĩ rằng không sợ da bị đen. Tuy nhiên, tia UV không chỉ làm da sậm màu hơn mà còn khiến da mỏng đi, bong tróc, lão hóa sớm và thậm chí có thể dẫn đến ung thư da. Do đó, việc chống nắng cho da là rất cần thiết. Hãy chọn các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 50++ để bảo vệ làn da tốt hơn.
Cháy nắng lột da do tác động của tia UV.
2. Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da
Với những người thường xuyên lạm dụng các sản phẩm làm trắng da, tỉ lệ da bị bắt nắng sẽ cao hơn so với thông thường. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết rằng các loại kem trắng da thường chứa các thành phần có nguy cơ làm bào mòn và mỏng dần làn da, khiến da mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên.
Khi lớp màng bảo vệ này bị suy yếu, làn da sẽ trở nên dễ bị tổn thương và dễ bị phá vỡ cấu trúc liên kết bởi tác động của ánh nắng mặt trời. Kết quả là da không chỉ bắt nắng nhanh hơn mà còn có nguy cơ bị lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu và thậm chí là ung thư da. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao bị cháy nắng lột da.
3. Không sử dụng quần áo chống nắng khi đi ra ngoài
Ngoài ra, cháy nắng bị lột da cũng là do bạn không có giải pháp bảo vệ làn da cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhiều người cho rằng chỉ cần bôi kem chống nắng là đủ để tạo nên lớp màng bảo vệ cho da. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy.
Kem chống nắng chỉ giữ vai trò bảo vệ da dưới sự tấn công của các tia UV, chứ không có khả năng chống lại nhiệt độ cực cao từ ánh mặt trời. Do đó, ngoài việc bôi kem chống nắng, bạn cần phải trang bị thêm các biện pháp bảo vệ khác khi ra đường, như đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, đeo kính râm, và sử dụng ô che nắng.
Những biện pháp này sẽ giúp tăng cường bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, giảm thiểu nguy cơ bị cháy nắng và các vấn đề về da khác do ánh nắng gây ra.
IV – Cháy nắng lột da có sao không?
Các vết cháy nắng có thể gây sưng tấy, mẩn đỏ, đau nhức và trong những trường hợp nặng có thể gây bong da. Lột da thường được xếp vào mức độ cháy nắng trung bình đến nặng. Cơn đau rát, sưng tấy và vết rộp da sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Hiện tượng này sẽ diễn ra trong khoảng 1 tuần tiếp theo. Sau đó, trên da hình thành lớp màng mỏng màu trắng đục và có thể tự bong ra như da rắn. Bạn sẽ mất khoảng 5 cho đến 7 ngày để da tự lột.
Cháy nắng lột da là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phục hồi nhưng có thể gây khó chịu và ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Nếu như hiện tượng này chấm dứt thì chứng tỏ làn da của bạn đã được lành hoàn toàn vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
Cháy nắng có thể gây tổn thương da nếu không được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng cháy nắng bị lột da kéo dài và không chăm sóc đúng cách bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề sau:
– Da mỏng hơn và dễ bị tổn thương: Da bị cháy nắng bong tróc thường kèm theo dấu hiệu sưng nề, nổi mụn nước, phồng rộp sau một thời gian sẽ chuyển sang bong tróc. Điều này có thể khiến cho làn da trở nên sần sùi và khô ráp, mỏng dần đi và dễ bị tổn thương hơn so với da bình thường.
– Lão hóa da: Bị lột da do cháy nắng thường xuyên có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da khiến cho bạn có thể trông già hơn so với tuổi. Bởi lúc này làn da thường xuất hiện một số dấu hiệu như có nếp nhăn, da không còn căng bóng, có độ đàn hồi tốt, da trở nên thô ráp, nổi nhiều tàn nhang, đốm nhỏ đỏ sẫm.
– Ung thư da: Đây cũng có thể là một trong những tác hại bạn có thể gặp phải khi làn da bị cháy nắng bong tróc. Bởi làn da không được che chắn, bảo vệ khi tiếp xúc với tia UV có thể làm hỏng cấu trúc di truyền của tế bào da như DNA. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, đặc biệt là tại các vị trí như da mặt, cánh tay, ngực hoặc cẳng chân.
V – Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng cháy nắng lột da
Khi bị cháy nắng lột da bạn có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà, đồng thời kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện triệu chứng nhanh hơn. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Tránh ánh nắng mặt trời
Khi da xuất hiện tình trạng cháy nắng bong tróc bạn nên tìm bóng râm, mát để tránh ánh nắng trực tiếp ngay lập tức. Bởi việc tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài có thể khiến cho tế bào da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc gây biến đổi gen, dẫn tới nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.
Do đó, để bảo vệ làn da cũng như không để các dấu hiệu cháy nắng trở nên nghiêm trọng hơn bạn nên dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi đi ra ngoài. Đặc biệt, nên tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều.
2. Chườm mát
Khi làn da bị cháy nắng bong tróc, bạn sẽ luôn cảm thấy nóng rát và sưng đỏ tại các vị trí da bị tổn thương. Đây là một tình trạng rất khó chịu và đau đớn.
Để giảm bớt sự khó chịu và cảm giác đau rát này một cách nhanh chóng, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh lên những vùng da bị cháy nắng. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chỉ cần cho vài viên đá vào túi chườm hoặc túi nilon, sau đó nhẹ nhàng đặt lên các vùng da đang đỏ rát.
Nhiệt độ lạnh từ đá sẽ giúp làm dịu ngay lập tức cảm giác nóng rát, khó chịu của da. Hơn nữa, phương pháp này không chỉ giảm đau rát mà còn giúp giảm sưng đỏ, ngăn ngừa tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
Chườm mát giảm cảm giác đau rát khó chịu do cháy nắng.
Một điều bạn cần lưu ý quan trọng là không nên chườm đá trực tiếp lên da. Bởi da bị cháy nắng, nó đã bị tổn thương và rất nhạy cảm. Nếu bạn chườm đá trực tiếp lên da, nhiệt độ hạ thấp đột ngột sẽ khiến làn da không kịp thích ứng, dẫn đến việc da bị sốc nhiệt. Điều này không chỉ làm cho tình trạng cháy nắng trở nên tồi tệ hơn mà còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như phỏng lạnh hoặc làm cho da bị nứt nẻ, bong tróc nhiều hơn.
3. Dùng trà hoa cúc cải thiện tình trạng cháy nắng lột da
Trà hoa cúc không chỉ là một loại thảo dược được biết đến với các công dụng giải tỏa stress, hỗ trợ điều trị mất ngủ và thư giãn tinh thần mà còn có khả năng đặc biệt trong việc chăm sóc da bị bỏng nắng.
Công thức sử dụng trà hoa cúc để làm dịu da bị bỏng nắng rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha trà như thường và để nguội. Sau đó, ngâm một chiếc khăn sạch vào trong trà đã nguội và đắp lên vùng da bị bỏng nắng. Đây là một cách hiệu quả để làm mát và giảm sự nóng rát, sưng đỏ của da một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với phấn hoa, nên cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp này. Sử dụng trà hoa cúc để làm dịu da bị bỏng nắng có thể gây kích ứng da đối với những người nhạy cảm. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những tác động phụ không mong muốn và đảm bảo hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
4. Trị da bị cháy nắng lột da với bột yến mạch
Bột yến mạch có khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy và làm dịu kích ứng da nhanh chóng. Không chỉ vậy, một số thành phần có trong bột yến mạch còn giúp giữ ẩm cho da, hỗ trợ da hồi phục tổn thương nhanh chóng sau khi bị cháy nắng.
Dùng bột yến mạch trị cháy nắng lột da.
Phương pháp sử dụng bột yến mạch để cải thiện tình trạng da cháy nắng bong tróc rất đơn giản. Bạn chỉ cần nghiền nhỏ một chén bột yến mạch ăn liền, sau đó pha vào bồn nước ấm và ngâm mình trong đó khoảng 20 phút. Các thành phần có trong bột yến mạch sẽ giúp làm dịu da, giảm đi sự nóng rát và sưng tấy do cháy nắng một cách hiệu quả.
5. Thoa gel nha đam
Khi bạn muốn cải thiện làn da cháy nắng lột da, nha đam là một lựa chọn không thể thiếu. Không chỉ làm trắng da mà còn cung cấp độ ẩm, giúp da bạn trông căng mịn và tươi trẻ hơn bao giờ hết.
Để áp dụng, bạn có thể lấy một nhánh nha đam nhỏ, bóc lớp vỏ xanh và sử dụng gel trong suốt bên trong thoa lên vùng da bị tổn thương do ánh nắng trước khi đi ngủ. Buổi sáng hôm sau, rửa sạch mặt và thực hiện các bước dưỡng da thường ngày. Điều này sẽ giúp bạn thấy rõ sự khác biệt nhanh chóng nếu kiên trì thực hiện.
6. Loại bỏ làn da cháy nắng bị lột da bằng sữa tươi, sữa chua
Sữa tươi là một nguyên liệu có nhiều lợi ích cho làn da bị cháy nắng lột da. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn có thể sử dụng chúng để giúp da nhanh chóng hồi phục.
Bạn hãy thử sử dụng một thìa sữa tươi không đường, thấm lên bông và thoa nhẹ nhàng lên da. Ngoài sữa tươi, sữa chua không đường cũng là một lựa chọn tốt để cải thiện độ trắng da một cách hiệu quả.
7. Cải thiện tình trạng lột da do cháy nắng bằng bột trà xanh
Theo nhiều nghiên cứu, lá trà xanh chứa các chất diệp lục và EGCG, có khả năng chống oxy hóa và giàu axit có lợi cho da. Sử dụng lá trà xanh đúng cách có thể giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời và tia UV độc hại lên da.
Để phục hồi da sau khi bị cháy nắng bong tróc, bạn có thể thử pha một thìa bột trà xanh với hai thìa sữa tươi không đường để làm mặt nạ hàng ngày. Sau một thời gian sử dụng, làn da sẽ được cải thiện đáng kể, trở nên trắng sáng và mềm mại hơn.
8. Dùng kem bôi da Yoosun Rau má
Cháy nắng lột da không chỉ làm tổn thương thẩm mỹ của làn da mà còn gây đau đớn, ngứa và làm da khô căng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.
Kem Yoosun Rau má được chiết xuất từ rau má và các thành phần khác như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine giúp giải quyết nhiều vấn đề thường gặp ở da trong đó có cháy nắng.
Kem Yoosun Rau má mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngừa lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa, duy trì độ ẩm cho da để da luôn mịn màng và giảm ngứa rát. Ngoài ra, kem còn kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng, giúp làm dịu các vết thương và ngăn ngừa sẹo.
Cải thiện cháy nắng bị lột da bằng kem bôi da Yoosun Rau má.
Sử dụng kem Yoosun Rau má ngay sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp da cảm thấy dịu mát ngay lập tức. Ngoài ra, điều trị cháy nắng bằng cách này đơn giản giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức phù hợp với những người bận rộn không có thời gian chuẩn bị như các phương pháp nêu trên.
9. Sử dụng thuốc chống viêm
Đối với những trường hợp bị cháy nắng lột da ở mức độ nặng bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc. Một số loại thuốc chống viêm không chứa Steroid như Aspirin hoặc Ibuprofen có tác dụng làm giảm đau, giảm kích ứng nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn nên thực hiện đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, da có hiện tượng phồng rộp kèm theo đau rát nên đến gặp bác sĩ.
VI – Một số lưu ý khi chăm sóc da cháy nắng bong tróc
Làn da sau khi bị cháy nắng có thể mất nhiều nước và khô sạm. Do đó, ngoài việc áp dụng các biện pháp nêu trên bạn cũng nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
– Bạn nên uống đủ lượng nước để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Hãy duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày. Thói quen này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ độc tố mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra một cách hiệu quả hơn.
– Khi da đang bị bong tróc, hãy cố gắng không gãi để ngăn ngừa việc tổn thương lớp da non mới hình thành. Việc gãi có thể làm xước da non và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng hơn.
– Ngoài ra, khi đi ra ngoài bạn nên che chắn cẩn thận để bảo vệ làn da.
Nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho làn da cháy nắng.
– Hãy luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn nên thoa kem chống nắng từ 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài. Đảm bảo kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối đa.
– Nên sử dụng kính râm khi ra ngoài trời để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tia cực tím có hại
Cháy nắng lột da có thể phục hồi hoàn toàn sau một thời gian, tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc có thể để lại hậu quả khó lường. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách trên để điều trị tình trạng cháy nắng hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!