Biểu hiện và cách làm trắng da bàn chân bị cháy nắng nhanh
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Khi không được che chắn và chăm sóc kỹ lưỡng da chân bị cháy nắng đen sạm, khô ráp ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới lão hóa da sớm và ung thư da. Vì vậy, bạn nên nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
I – Tình trạng chân bị cháy nắng là như thế nào?
Chân cháy nắng là tình trạng tổn thương tế bào do phản ứng viêm đối với bức xạ tia cực tím UV ở lớp da ngoài cùng. Nguyên lý của hiện tượng này là do sự tăng lên của melanin trong cơ thể để bảo vệ những tế bào biểu vì nên càng tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời thì melanin càng phải tiết ra nhiều hơn. Từ dó, khiến cho bề mặt da bị đỏ, đau rát, thậm chí có một số trường hợp vùng da bị cháy nắng chuyển sang màu sạm đen hoặc nổi mụn nước trên bề mặt da.
Hình ảnh da chân bị cháy nắng phồng rộp.
Các dấu hiệu chân bị cháy nắng dễ dàng nhận biết bằng mắt thường trong khoảng 1 vài giờ sau khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, tác dụng tổn thương da có thể xuất hiện sau 24h, trong trường hợp này có thể để lại nhiều tiêu cực cho da và ung thư da.
II – Tại sao bị cháy nắng ở chân?
Chân cháy nắng chủ yếu là do da tiếp xúc với tia UV quá lâu từ ánh nắng mặt trời bao gồm tia UVA và tia UVB. Ngoài ra, cháy nắng xuất hiện còn do một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ.
1. Chân cháy nắng do tiếp xúc với tia UV quá lâu
Theo trang https://www.mayoclinic.org/ nguyên nhân khiến tay chân bị cháy nắng là do da tiếp xúc nhiều với tia cực tím. Bức xạ cực tím có bước sóng ngắn nên con người không thể quan sát bằng mắt thường được.
Chân cháy nắng do tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.
Tia UV được phân thành nhiều nhóm dựa vào những bước sóng, trong đó có 2 nhóm chính là tia UVA và tia UVB. Tia UVB được xem là tác nhân chính gây bỏng da.
Khi tiếp xúc với tia UV, da nhanh chóng sản xuất ra sắc tố melanin để bảo vệ những lớp sâu dưới da, tạo các mảng màu tối hơn. Nếu như da không sản xuất đủ melanin để bảo vệ da thì tia UV sẽ gây bỏng da, cháy nắng.
Da có thể bị cháy nắng và sạm đen ngay cả trong khi thời tiết mát mẻ không có nắng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 80% tia UV có thể xuyên khỏi đám mây và tiếp xúc với da.
2. Yếu tố nguy cơ khiển tay chân bị cháy nắng
Ngoài nguyên nhân chính là do da chân tiếp xúc với tia UV quá lâu, tình trạng cháy nắng xuất hiện còn có thể do một số yếu tố khác như:
– Làn da sáng màu, người có mắt xanh, tóc vàng hoặc đỏ có nguy cơ cháy nắng cao hơn bình thường.
– Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 sáng đến 4 giờ chiều.
– Sống hoặc đi du lịch tới những nơi có điều kiện khí hậu nóng và nhiều ánh sáng mặt trời.
– Người thường xuyên phải làm việc ngoài trời.
– Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo nhưng không có biện pháp bảo vệ nào như dùng kem chống nắng hoặc che chắn bằng quần áo.
– Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ở ngoài trời, đồng thời sử dụng các loại đồ uống có cồn.
III – Dấu hiệu nhận biết cháy nắng ở chân
Tùy vào từng cấp độ của cháy nắng ở chân sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:
– Dấu hiệu cháy nắng ở cấp độ I: Lúc này, da chân của bạn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như: Làn da chuyển sang màu đỏ, da nóng và căng hơn, đau sưng và trở nên nhạy cảm, sau vài ngày da có tình trạng bong tróc.
Da cháy nắng sạm đen.
– Dấu hiệu da chân cháy nắng cấp độ II: Lúc này, làn da đã chuyển sang màu đỏ và kèm theo hiện tượng bị rộp. Phần sưng tấy có xu hướng lan rộng, da trông ướt hơn và đau rất. Ngoài ra, một số người cũng có thể gặp phải tình trạng thở nhanh, kiệt sức, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
– Dấu hiệu da chân cháy nắng cấp độ III: Đây là mức độ nặng bề mặt da bị phồng rộp và có bóng nước. Nếu không chăm sóc và xử lý cẩn thận có thể bị nhiễm trùng da, tay chân có dấu hiệu sưng phù.
IV – Da chân cháy nắng bao lâu thì phục hồi?
Làn da bị cháy nắng bao lâu sẽ phục hồi phụ thuộc vào từng mức độ nghiêm trọng của cháy nắng. Chân bị cháy nắng có thể phân thành 3 loại như sau:
– Cháy nắng ở mức độ nhẹ: Lúc này chân có một số vị trí da chuyển sang màu đỏ và cảm thấy hơi rát nhẹ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở toàn bộ khu vực chân hoặc bất cứ một vị trí cụ thể nào như bàn chân, ống chân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục từ 3 đến ngày 5.
Ở mức độ này, làn da vẫn có thể xuất hiện các mảng bong tróc trong vài ngày. Điều này cho thấy, làn da đang được tái tạo và đang phục hồi tổn thương.
– Cháy nắng ở mức độ vừa: Nếu da chân bị cháy nắng ở mức độ này sẽ có xu hướng đau rát hơn bình thường. Da xuất hiện những dấu hiệu ửng đỏ, sưng và có cảm giác hơi nóng rát khi chạm vào. Những vết cháy nắng trên da ở mức độ này sẽ mất khoảng 1 tuần mới có thể phục hồi hoàn toàn. Sau đó, da vẫn có thể diễn ra tình trạng bong tróc trong vài ngày.
– Cháy nắng ở mức độ nặng: Đây được coi là mức độ nghiêm trọng, là mức báo động của làn da khi bị cháy nắng vì có thể xuất hiện tình trạng phồng rộp, đau đớn, da rất đỏ. Đối với da chân bị cháy nắng ở mức độ này sẽ cần đến 2-3 tuần để có thể phục hồi.
Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bàn chân bị cháy nắng ở mức độ này nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đi ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
V – Chân bị cháy nắng có nguy hiểm không?
Chân bị cháy nắng không chỉ gây mất tính thẩm mỹ, giảm sự tự tin mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
1. Tổn thương da sau khi phục hồi
Da cháy nắng sau khi được phục hồi cũng dễ tổn thương hơn bình thường. Với những người có làn da sáng màu chỉ cần ở ngoài nắng trong khoảng 30 phút da đã có thể bị cháy nắng.
Da bị cháy nắng dễ tổn thương.
Làn da sau khi bị cháy nắng thường dễ bị sạm đen, trở nên sần sùi và thô ráp. Đặc biệt có thể dễ bị nhiễm trùng nếu như không được chăm sóc cẩn thận.
2. Đẩy nhanh quá trình lão hóa
Khi bị cháy nắng thường xuyên có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da với một số biểu hiện như:
– Làn da không còn sự đàn hồi và căng bóng.
– Xuất hiện những nếp nhăn trên làn da.
– Có những đốm nhỏ màu sẫm xuất hiện ở da chân.
– Làn da trở nên khô và thô ráp hơn.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về da
Tình trạng cháy nắng lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đối với những người có làn da trắng, đặc biệt là người có ít melanin khuynh hướng di truyền, cháy nắng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các khối u ác tính.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, tia UV gây hại cho da có thể làm thay đổi cấu trúc gen ức chế các khối u, khiến cho tế bào bị thương ít có cơ hội lành trước khi tiến triển thành ung thư.
Do đó, những người thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc chơi thể thao ngoài trời bị cháy nắng thường xuyên có nguy có mắc ung thư da. Không chỉ vậy, da bị cháy nắng từ lâu trong quá khứ cũng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển các khối u ác tính trong tương lai.
Da bị tổn thương theo thời gian từ vết cháy nắng đầu tiên và da bị cháy nắng càng nhiều thì nguy cơ ung thư da càng tăng cao. Những tổn thương do tia UV gây nên vẫn có thể xảy ra ngay cả khi làn da không có vết bỏng rõ ràng.
VI – Cách chữa bàn chân bị cháy nắng
Làn da bị cháy nắng khiến mọi người cảm thấy thiếu tự tin với vẻ bề ngoài của mình. Vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu cháy nắng bạn nên tìm cách để phục hồi lại làn da. Dưới đây là một số cách làm trắng da chân bị cháy nắng:
1. Làm dịu da cháy nắng bằng kem bôi da Yoosun Rau má
Khi da chân bị cháy nắng bạn thường gặp phải tình trạng nóng rát, đau. Vì vậy, để làm dịu da, mát da nhiều người đã lựa chọn sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.
Kem bôi da Yoosun Rau má có chứa dịch chiết rau má cùng với một số thành phần khác như: Vitamin E và các hoạt chất chuyên biệt như D-Panthenol, Chlorhexidine giúp:
– Dưỡng da, làm mát da.
– Tái tạo làn da và ngăn ngừa thâm sẹo.
– Ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa. Đồng thời cung cấp độ ẩm, giữ ẩm giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.
Kem bôi da Yoosun Rau má giúp dịu da, mát da khi bị cháy nắng.
– Kem bôi da Yoosun Rau má còn giúp giải quyết nhiều vấn đề thường gặp ở da như rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn, muỗi đốt…
– Yoosun Rau má an toàn và lành tính với làn da. Các thành phần đều được lựa chọn kỹ lưỡng, đặc biệt không chứa corticoid, không paraben, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
2. Làm trắng chân bị cháy nắng bằng chanh tươi
Trong nước cốt chanh giàu axit nên chúng thường được sử dụng để cải thiện tình trạng da bị cháy nắng. Cách chữa cháy nắng ở chân bằng chanh rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy quả chanh cắt làm đôi rồi vắt lấy phần nước cốt. Sau đó, dùng bông gòn thấm vào nước cốt chanh và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị cháy nắng ở chân.
Bạn để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng với nước mát. Đối với cách này, bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần không được lạm dụng quá mức để tránh gây khô da. Sau một thời gian vết cháy nắng sẽ dần biến mất.
3. Dùng dưa leo chữa cháy nắng ở chân
Những dưỡng chất vitamin A, C, E có trong dưa leo sẽ giúp cải thiện tình trạng da chân bị bỏng rát, cháy nắng, không đều màu. Đồng thời, giúp dưỡng trắng da hiệu quả.
Cách trị cháy nắng ở chân bằng dưa leo rất đơn giản, bạn chỉ cần ép 2 -3 quả dưa leo lấy phần nước cốt. Sau đó, cho chúng vào trong khay đá và làm lạnh cho tới khi đông cứng.
Cải thiện da chân cháy nắng bằng dưa leo.
Tiếp đến, bạn dùng vải bọc viên đá rồi lăn lên vùng da bị cháy nắng trong khoảng 20 phút. Kiên trì thực hiện trong một thời gian dài sẽ giúp cải thiện tình trạng cháy nắng hiệu quả.
4. Sử dụng baking soda và yến mạch
Nếu bạn đang muốn dưỡng trắng chân bị cháy nắng có thể tham khảo và áp dụng cách này. Bạn pha vài muỗng baking soda với yến mạch vào nước mát rồi cho chân vào ngâm trong khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp giảm bớt những tổn thương trên da và cung cấp độ ẩm tự nhiên để làn da nhanh chóng phục hồi.
5. Dưỡng trắng da chân bị cháy nắng với sữa chua không đường
Sữa chua không đường có chứa nhiều thành phần có tác dụng tốt cho việc phục hồi làn da sau khi bị tổn thương do cháy nắng gây nên. Bạn hãy thoa sữa chua trực tiếp lên vùng da chân cháy nắng và kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Đối với cách này bạn nên thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
6. Dùng lòng trắng trứng gà
Thêm một cách dưỡng trắng chân bị cháy nắng cho bạn tham khảo và áp dụng đó chính là sử dụng lòng trắng trứng gà. Lòng trắng trứng gà có chứa enzim sẽ giúp cung cấp những dưỡng chất để từ đó dưỡng trắng vùng da cháy nắng.
Bạn chuẩn bị 1 trái trứng gà rồi tách lấy phần lòng trắng rồi sử dụng bông gòn hoặc bông tẩy trang thoa lên vùng da bị cháy nắng. Khi lòng trắng đã khô bạn dùng nước để rửa sạch lại.
7. Nha đam
Trong nha đam có chứa đến 95% thành phần là nước nên giúp phục hồi và bổ sung độ ẩm ban đầu cho da chân cháy nắng hiệu quả. Khi thoa nha đam chúng giúp dưỡng ẩm và kháng viêm.
Thoa nha đam giúp làm dịu vùng da bị cháy nắng.
Để giúp da chân bị cháy nắng nhanh hồi phục như ban đầu bạn lấy phần gel nha đam rồi cho vào trong tủ lạnh một tiếng. Tiếp đến bạn thoa chúng lên vùng da cần tác động và để yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Với cách này bạn hãy kiên trì thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.
8. Thoa mật ong
Mật ong có tác dụng phục hồi làn da cháy nắng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng mật ong để thoa trực tiếp lên da hoặc pha chúng cùng với một chút sữa tươi không đường lạnh. Sau đó dùng bông tẩy trang thoa lên vùng da bị cháy nắng. Cách này không chỉ giúp làn da nhanh chóng được dịu mát mà còn phục hồi hiệu quả.
9. Dùng khoai tây
Trong khoai tây có chứa một số thành phần có tác dụng làm dịu làn da cháy nắng hiệu quả, đánh bật những vùng da đen sạm. Đồng thời, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng làn da mềm mại, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da.
Bạn sử dụng khoai tây đã hấp chín rồi nghiền nhuyễn sau đó trộn đều cùng với một ít sữa tươi không đường. Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị cháy nắng bạn thoa hỗn hợp này lên sau 15 phút rửa lại với nước sạch.
10. Cà chua
Cà chua là một loại quả không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da. Đặc biệt, chúng giúp phục hồi vùng da bị cháy nắng hiệu quả.
Bạn có thể dùng cà chua cắt lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng. Hoặc có thể sử dụng nước ép cà chua thoa lên da.
Ngoài những cách nêu trên bạn cũng có thể tìm hiểu và sử dụng kem trắng da chân bị cháy nắng.
VII – Trị cháy nắng ở chân cần lưu ý điều gì?
Khi chăm sóc da chân bị cháy nắng bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
Nên đi thăm khám bác sĩ khi vùng da cháy nắng bị sưng phồng.
– Không nên sử dụng các loại dầu bôi trơn để trị da cháy nắng, bởi điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
– Không nên chườm đá trực tiếp vào vùng da bị cháy nắng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột lên vùng da bị tổn thương có thể làm giảm lưu thông máu, hạ nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, chúng có thể khiến cho tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
– Không nên sờ hoặc cố gắng bóc những lớp da bị bong tróc. Điều này sẽ gây đau rát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm.
– Nên hạn chế mặc quần bó sát trên vùng da bị cháy nắng để tránh gặp phải tình trạng đau rát, kích ứng trong quá trình hồi phục da.
– Khi chăm sóc da bị cháy nắng bạn nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm hơn để giúp da phục hồi nhanh chóng.
– Đặc biệt, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời: Đau nhức nghiêm trọng hoặc có cảm giác ngứa ngứa ngáy, da phồng rộp, nhiệt độ cơ thể cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút…
VIII – Cách phòng tránh tay chân bị cháy nắng bạn nên biết
Để phòng tránh da chân cháy nắng bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 sáng đến 16 giờ chiều. Vì đây là thời điểm bức xạ mặt trời cao có thể gây hại đến làn da.
– Tránh sử dụng các loại giường tắm nắng hoặc ánh sáng nhân tạo.
– Khi đi ra ngoài nên che chắn cẩn thận và đội mũ vành rộng, mặc quần áp dài tay, quần dài để bảo vệ cơ thể.
– Sử dụng kem chống nắng thường xuyên và đúng cách. Nên chọn kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên và phổ kháng với tia UVA và tia UVB. Nên thoa kem chống nắng trước 30 phút khi đi ra ngoài.
Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng da chân bị cháy nắng an toàn và hiệu quả. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào muốn được tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu da Lưng bị cháy nắng và cách khắc phục
- Da cổ bị cháy nắng: Cách xử lý siêu đơn giản hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
1. Sunburn
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/symptoms-causes/syc-20355922
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21858-sunburn
https://www.msdmanuals.com/home/quick-facts-skin-disorders/sunlight-and-skin-damage/sunburn
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!