Da cổ bị cháy nắng: Cách xử lý siêu đơn giản hiệu quả
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Ánh nắng gay gắt vào mùa hè có thể khiến da cổ bị cháy nắng, phồng rộp nếu như không được bảo vệ kỹ lưỡng. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên tìm cách xử lý để tránh gặp phải những biến chứng khó lường gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
I – Thế nào là da cổ bị cháy nắng?
Da cổ bị cháy nắng là tình trạng phản ứng viêm ở lớp biểu bì ngoài cùng của làn da với những tổn thương do tia cực tím gây nên. Cũng có một số trường hợp da bị cháy nắng khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng nhân tạo mạnh khác.
Da cổ bị cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương da mà cháy nắng được phân thành 3 độ gồm:
– Cháy nắng độ cấp I: Đây là mức độ nhẹ, bao gồm những tổn thương ở lớp ngoài cùng của da. Những vết cháy nắng sau khi xuất hiện sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 tuần.
– Cháy nắng độ cấp II: Khi bị cháy nắng ở cấp độ 2 sẽ khiến cho lớp tế bào ở giữa lớp biểu bì bị tổn thương. Vì vậy, lúc này làn da có thể hình thành mụn nước và cần có sự can thiệp từ y tế để điều trị.
– Cháy nắng cấp độ III: Đây là mức độ nặng hiếm gặp. Lúc này, tất cả các tế bào da, lớp mỡ và các tổ chức xung quanh đều bị ảnh hưởng tới tác động từ ánh nắng mặt trời.
II – Nhận biết da cổ cháy nắng
Khi bị cháy nắng ở cổ làn da sẽ có một số dấu hiệu sau:
– Da ửng đỏ: Do tia UV tác động trực tiếp lên làn da trong một thời gian dài khiến cho những mao mạch bị vỡ hoặc giãn nở gây nên tình trạng ửng đỏ.
– Da không đều màu: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cháy nắng ở cổ. Khi cổ tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài, các sắc tố melanin sẽ sản sinh nhiều hơn để bảo vệ da. Vì vậy, tại những vùng da này thường có màu sẫm hơn so với những vị trí khác. Thậm chí, có trường hợp còn xuất hiện tàn nhang, nám, đốm màu nâu.
– Da khô bong tróc: Nhiệt độ cao từ ánh nắng mặt trời làm cho da bị mất nước và trở nên khô sạm đi. Từ đó, gây nên tình trạng bong tróc, thậm chí là nứt nẻ và chảy máu.
– Da phồng rộp: Da cổ khi bị cháy ở mức độ nghiêm trọng còn xuất hiện tình trạng phồng rộp. Bên trong thường chứa các mụn nước, đôi khi còn có cả mủ. Nếu như không được xử lý đúng cách có thể dẫn tới những tổn thương không ngờ.
– Da xuất hiện những nếp nhăn: Tia UV từ ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho các sợi collagen và Elastin bị phá vỡ, da mất đi độ đàn hồi và săn chắc vốn có. Từ đó, trên bề mặt da dễ hình thành những nếp nhăn hơn.
III – Vì sao da cổ bị cháy nắng?
Da cổ cháy nắng thường xuất hiện nhiều giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác. Có nhiều nguyên nhân khiến da cổ gặp phải tình trạng này, cụ thể như sau:
1. Do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng da cháy nắng là do tác động tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, tia UV sẽ tác động lên da từ đó làm gãy các sợi collagen và elastin khiến cho da bắt đầu ửng đỏ và dần sạm đi.
2. Sử dụng kem chống nắng sai cách
Một số trường hợp da cổ cháy nắng là do sử dụng kem chống nắng sai cách. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp:
– Không thoa kem chống nắng ở cổ: Có không ít người có thói quen chỉ bôi kem chống nắng ở mặt, vì cho rằng đây là vị trí dễ bắt nắng cần được bảo vệ. Tuy nhiên. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua nhiều vật dụng, dù bạn có mặc quần áo, che chắn cẩn thận thì chúng vẫn tác động và hủy hoại làn da. Khi vùng da cổ không được thoa kem chống nắng dễ bị cháy nắng hơn bình thường.
– Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF thấp: SPF là chỉ số đo lường mức độ tia UVB cần thiết để tạo nên những vết cháy nắng trên da được bảo vệ so với làn da không được thoa kem chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh. Do đó, nếu như bạn sử dụng sản phẩm có chỉ số chống nắng thấp sẽ không đủ bảo vệ da khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời.
Không thoa kem chống nắng cho vùng cổ.
– Thời gian thoa kem chống nắng: Nếu bạn vừa thoa kem chống nắng và ra ngoài ngay sẽ không phát huy được hiệu quả bảo vệ làn da. Bởi sau khi thoa kem cần từ 15 cho đến 30 phút để các dưỡng chất thấm vào sâu bên trong da.
– Thoa kem không đúng cách: Nếu bạn sử dụng lượng kem chống nắng quá ít cũng không thể phát huy hết tác dụng bảo vệ da khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời.
3. Lạm dụng các sản phẩm làm trắng da
Những người thường xuyên lạm dụng các sản phẩm làm trắng da, tỷ lệ da bắt nắng, bị cháy nắng do tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời/ Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết những sản phẩm kém trắng da thường có nguy cơ khiến cho da bị bào mòn và mỏng dần rồi mất đi lớp bảo vệ. Từ đó, khiến làn da dễ bị phá vỡ cấu trúc liên kết bởi ánh nắng.
4. Không bảo vệ da khi đi ra ngoài
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, da cổ bị cháy nắng cũng có thể do bạn không có biện pháp bảo vệ da cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài. Người người cho rằng chỉ cần thoa kem chống nắng là đủ tạo nên lớp màng bảo vệ da cho.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ tránh khỏi sự tấn công của các tia UV chứ không có khả năng chống lại nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi bạn đi ra ngoài nhưng không che chắn cổ kỹ lưỡng có thể khiến da dễ bị cháy nắng hơn.
IV – Da cổ bị cháy nắng có nguy hiểm không?
Làn da cổ bị cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ, giảm đi sự tự tin mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như:
Da cổ cháy nắng khiến da bị lão hóa nhanh hơn.
– Gây tổn thương da: Khi da bị cháy nắng thường gặp phải một số tổn thương như sưng nề, chuyển sang màu đỏ hoặc sạm đen, nổi mụn nước, bong tróc da. Điều này không chỉ gây cảm giác đau rát khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu như không được điều trị và xử lý kịp thời.
– Lão hóa da: Việc da cổ bị cháy nắng thường xuyên cũng có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa da hơn bình thường và khiến cho bạn già hơn với những biểu hiện như làn da khô, thô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn, làn da không sự căng bóng và đàn hồi, nổi nhiều đốm nhỏ màu sẫm….
– Ung thư da: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm mà tình trạng cháy nắng có thể gây nên. Khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV nhưng không được xem chắn bảo vệ có thể làm hỏng đi cấu trúc di chuyển của tế bào da như DNA. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị ung thư da vô cùng nguy hiểm.
V – Da cổ cháy nắng bao lâu thì hết?
Theo các chuyên gia da liễu, da cổ cháy nắng bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là dựa vào mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng.
– Da cháy mức độ nhẹ: Làn da bị đỏ và rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, làn da sẽ dần được phục hồi tổn thương và tái tạo tế bào da mới để thay thế những tế bào đã chết.
– Da cổ cháy nắng ở mức độ vừa phải: Tình trạng này có biểu hiện đau rát và đỏ nhiều hơn so với mức độ nhẹ. Do đó, thời gian phục hồi sẽ dài hơn khoảng từ 5 cho đến 7 ngày. Nếu như cảm thấy khó chịu hoặc gặp bất tiện trong sinh hoạt bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm đá, thoa gel nha đam…
– Trường hợp da cổ cháy mức độ nặng: Nếu gặp phải trường hợp này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám cẩn thận và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian phục hồi có thể kéo dài khoảng vài tuần. Đi kèm với đó, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, sốt, buồn nôn, mất nước. Từ 3 cho đến 8 ngày sau, da sẽ dần xuất hiện tình trạng bong tróc để hồi phục.
VI – 10 cách trị cháy nắng ở cổ hiệu quả tức thì
Khi được xử lý nhanh chóng và đúng cách, da cổ bị cháy nắng sẽ giảm tổn thương và hồi phục nhanh hơn. Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng này được các chuyên gia khuyên áp dụng càng sớm càng tốt như:
1. Làm mát da, dịu da bằng kem Yoosun Rau má
Tình trạng da cổ cháy nắng không chỉ gây nên các vấn đề về thẩm mỹ mà còn gây đau rát, khô, căng da, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.
Kem Yoosun Rau má được chiết xuất từ dịch chiết rau má kết hợp cùng với một số thành phần khác như: Vitamin E, D-Panthenol, Chlorhexidine… giúp bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UV gây nên.
Thoa kem Yoosun Rau má để làm dịu da do cháy nắng.
Thoa kem Yoosun Rau má sẽ giúp làm dịu da, mát da nhanh chóng. Ngoài ra, vitamin E có trong sản phẩm còn giúp giữ ẩm cho da, giúp da mịn mảng giảm ngứa rát. Đồng thời, giúp phục hồi những tổn thương nhanh chóng, tránh để lại thâm sẹo.
2. Chữa cháy nắng da cổ bằng trà xanh
Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá trà xanh có chứa các chất diệp lục cùng với EGCG có tác dụng chống oxy hóa và chứa nhiều axit có lợi cho da. Việc sử dụng lá trà xanh đúng cách giúp giảm thiểu được những tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời lên làn da.
Để khôi phục làn da bị cháy nắng bạn sử dụng 1 thìa bột tra xanh trộn đều với 2 thìa sữa chua hoặc sữa tươi không đường. Sau đó, dùng để thoa lên vùng cổ hàng ngày.
Sau một thời gian, làn da vùng cổ sẽ được cải thiện đáng kể, trắng sáng và mịn màng hơn.
3. Thoa mật ong trị da cổ cháy nắng
Một cách phục hồi da bị cháy nắng an toàn, hiệu quả được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng mật ong. Bạn có thể sử dụng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc pha cùng với sữa tươi không đường rồi thoa lên vùng cổ.
Cách này không chỉ giúp làm dịu da, mát da mà còn phục hồi tổn thương nhanh chóng.
4. Làm dịu da với nha đam
Khi tìm kiếm một giải pháp giúp khắc phục tình trạng da bị cháy nắng, nha đam cũng là nguyên liệu bạn không nên bỏ qua. Ngoài khả năng dưỡng ẩm, giúp da căng mịn chúng còn có tác dụng làm trắng da.
Với nguyên liệu này, bạn sử dụng một lá nha đam cắt bỏ phần vỏ màu xanh bên ngoài và lấy nguyên phần gel bên trong. Sau đó, thoa gel lên vùng cổ trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy, bạn rửa lại bằng nước sạch và thực hiện những bước dưỡng da như thông thường. Hãy kiên trì áp dụng công thức này bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
5. Loại bỏ làn da cháy nắng với lựu đỏ
Lựu đỏ là loại trái cây có nhiều chất chống oxy hóa, tẩy tế bào chết, ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa… Nên bạn có thể sử dụng để cải thiện làn da bị cháy nắng.
Cải thiện da cổ cháy nắng với lựu đỏ.
Đối với cách trị cháy nắng da cổ này bạn chỉ cần ép lựu đỏ lấy nước, trộn với mật ong. Sau đó, dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị cháy nắng kết hợp cùng với massage nhẹ nhàng để da được hấp thụ tốt hơn. Sau 20 phút bạn rửa lại bằng nước sạch.
6. Dùng khoai tây trị da cổ bị cháy nắng
Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin A, C, chất khoáng cùng với vitamin nhóm B. Do đó, nguyên liệu này có tác dụng xoa dịu tình trạng da bị cháy nắng, phồng rộp và cấp ẩm để giúp da mịn màng hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cho củ khoai tây đã được làm sạch vào trong máy xay nhuyễn cùng với một chút nước lọc. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên vùng da cổ cháy nắng, massage nhẹ nhàng trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước.
Hoặc bạn có thể kết hợp khoai tây cùng với nước cốt chanh để giúp phục hồi làn da nhanh chóng và lấy lại làn da trắng hồng, mịn màng.
7. Dùng chanh tươi
Nước chanh tươi giàu axit nêu có thể sử dụng để cải thiện tình trạng cháy nắng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn lấy nước cốt chanh sau đó dùng bông gòn chấm vào rồi thoa lên vùng da cổ bị cháy nắng.
Để yên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát. Đối với cách này bạn chỉ nên thực hiện khoảng 2-3 lần/tuần vết cháy nắng sẽ dần biến mất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nước chanh cùng với mật ong, nước hoa hồng. Cách thực hiện cũng tương tự như trên, sau một thời gian kiên trì áp dụng làn da sẽ được cải thiện.
8. Công thức trị cháy nắng da cổ từ giấm trắng
Ngoài sử dụng những nguyên liệu nêu trên bạn cũng có thể dùng một thìa giấm, trộn cùng với 1 thìa nước để cải thiện làn da cháy nắng. Bạn có thể thoa hỗn hợp này hoặc cho vào chai và xịt nhẹ lên vùng da cháy nắng.
Dùng giấm trắng cải thiện da cổ bị cháy nắng.
Sau khoảng 15 phút bạn hãy làm sạch bằng nước rồi thực hiện những bước dưỡng ẩm, dưỡng trắng cho da.
9. Sử dụng baking soda và bột yến mạch
Cách này được khá nhiều chị em áp dụng để làm giảm nhẹ tổn thương do cháy nắng trên da. Đồng thời, chúng còn giúp chị em có những giây phút nghỉ ngơi thư giãn.
Bạn sử dụng vài muỗng baking soda pha cùng với bột yến mạch vào bồn tắm cùng với nước mát và ngâm mình trong khoảng 15 đến 20 phút. Nhờ phương pháp này, da sẽ lấy lại được độ ẩm tự nhiên và giảm tình trạng kích ứng ngứa rát đáng kể.
10. Loại bỏ cháy nắng da cổ bằng dưa leo
Những dưỡng chất cùng với vitamin A, C, E có trong dưa leo sẽ giúp làm dịu da, mát da, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da. Vì vậy, khi da cổ bị cháy nắng bạn có thể ép 2-3 quả dưa leo để lấy nước cốt rồi cho chúng vào khay đá làm lạnh. Sau đó, bạn bọc viên đá bằng vải mỏng lên vùng da bị cháy nắng trong khoảng 15 đến 20 phút.
VII – Cách bảo vệ da cổ không bị cháy nắng
Làn da khi bị cháy nắng cần rất nhiều thời gian mới có thể trở về trạng thái ban đầu. Vì vậy, việc bảo vệ làn da khỏi bị cháy nắng rất quan trọng, bạn cần thực hiện ngay trước khi chúng bị tổn thương.
Bảo vệ da cẩn thận trước khi đi ra ngoài.
– Thoa kem chống nắng thường xuyên mỗi ngày, ngay cả khi không ra đường hoặc những ngày ít nắng, nhiều mây. Tia UV vẫn có thể xuyên thấu và tác động đến làn da của bạn. Nếu như hoạt động cả ngày ở ngoài trời thì nên thoa kem chống nắng 2 giờ mỗi lần.
– Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Thoa với lượng kem thích hợp không quá ít hoặc quá nhiều.
– Ngoài ra, bạn cũng nên che chắn cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài đường như đội mũ rộng vành, bận quần áo dài, đeo khẩu trang, đeo kính râm…
– Bạn nên hạn chế ra đường trong khung giờ từ 10 đến 16 giờ chiều. Vì đây là thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất.
– Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, C, D, chất chống oxy hóa… vào thực đơn ăn hàng ngày. Điều đó, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da tránh khỏi những tác động của ánh nắng mặt trời.
Mong rằng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng da cổ bị cháy nắng. Để từ đó nắm được các biện pháp khắc phục và phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn có câu hỏi muốn được giải đáp thêm về vấn đề này hãy nhanh chóng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!