Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 12/06/2024

Hăm tã và rôm sảy khác nhau thế nào? Cách phân biệt chính xác

15 phút đọc Chia sẻ bài viết

Hăm tã và rôm sảy là 2 bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, triệu chứng của 2 bệnh có nhiều điểm tương đồng nên rất nhiều ba mẹ bị nhầm lẫn dẫn tới điều trị không đúng cách. Thực tế, hăm tã và rôm sảy là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Yoosun để phân biệt chính xác rôm sảy và hăm tã nhé!

I – Định nghĩa hăm tã và rôm sảy

Hăm tã và rôm sảy cùng là bệnh lý da liễu nên triệu chứng của bệnh có nhiều điểm giống nhau khiến nhiều ba mẹ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn cả về cơ chế gây bệnh cũng như cách điều trị.

1. Hăm tã

Hăm tã là một tình trạng phổ biến, có thể khiến da bé bị đau, đỏ, đóng vảy và mềm. Các mảng đỏ thường xuất hiện ở các vùng da mặc tã bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục do cách vệ sinh chưa đúng. Tại vùng da có nếp gấp dễ nổi mụn nước, mủ và lở loét gây đau rát, khó chịu cho bé.

2. Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng xuất hiện các mảng sần li ti trên da, tập trung nhiều ở các vùng da đổ mồ hôi như mặt, trán, cổ, cai, các vùng da có nếp gấp. Trong trường hợp rôm sảy nặng, có thể bị nổi mụn nước trên các vùng da sần kèm chảy mủ và lở loét. Bé ngứa gãi nhiều làm vỡ mụn nước và trầy xước da.

Hăm tã và rôm sảyHình ảnh hăm rã (phải) và rôm sảy (trái).

II – Nguyên nhân gây rôm sảy và hăm tã

Nguyên nhân gây rôm sảy và hăm tã khác nhau. Rôm sảy xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị tắc hoặc viêm do nhiệt độ và độ ẩm cao. Trong khi đó, hăm tã lại chủ yếu do các yếu tố gây kích ứng, vi khuẩn và nấm làm tổn thương da.

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt về nguyên nhân gây rôm sảy và hăm da, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Nguyên nhân gây rôm sảyNguyên nhân gây ăm tã
Nguyên nhân chính gây rôm sảy là do bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được gây ra các mảng sần hoặc mụn nước trên da. Các yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông bao gồm:

– Hệ bài tiết chưa hoàn thiện: Các ống và tuyến mồ hôi của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi thường khó thoát ra ngoài. Mồ hôi bị giữ lại dưới da gây phát ban, rôm sảy.

Thông thường, hăm tã là hệ quả của sự kích ứng, nhiễm trùng hoặc dị ứng. Cụ thể:
– Thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao: Nhiệt độ tăng cao và nóng bức kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt gây bí bít lỗ chân lông.– Kích thích: Da của em bé có thể bị kích ứng khi để tã quá lâu và phân (hoặc chính tã) cọ xát vào da nhiều lần.
– Mặc tã bỉm chật: Tã bỉm chật, thấm hút kém làm mồ hôi bị giữ lại trên da gây bít tắc, vi khuẩn, nấm dễ sinh sôi tạo điều kiện rôm sảy phát triển.– Sự nhiễm trùng: Nước tiểu làm thay đổi độ pH của da và điều đó cho phép vi khuẩn và nấm phát triển dễ dàng hơn. Các chất ngăn chặn sự rò rỉ của tã cũng ngăn cản sự lưu thông không khí, tạo ra môi trường ấm áp, ẩm ướt, nơi vi khuẩn và nấm có thể phát triển, gây phát ban.
– Nóng trong người: Thân nhiệt cao nên hệ bài tiết mồ hôi hoạt động nhiều hơn để làm mát cơ trẻ. Mồ hôi không thoát ra hết bị giữ lại dưới da hình thành nên những mảng rôm sảy.– Dị ứng: Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm cũng có thể bị phát ban. Một số loại chất tẩy rửa, xà phòng, tã lót (hoặc thuốc nhuộm từ tã lót), hoặc khăn lau trẻ em có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm, gây mẩn ngứa.
– Nguyên nhân khác: Trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo; chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi; trẻ bị sốt; chạy nhảy vận động quá nhiều…– Độ ẩm và nhiệt độ môi trường cao: Nắng nóng, bé đổ mồ hôi và đi tiểu nhiều làm vùng da mặc tã luôn ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đồng thời gây kích ứng da bé.
– Ma sát giữa tã với da bé: Tã chật gây bí bách đồng thời cọ xát gây tổn thương da, tạo vết thương hở dễ bị nhiễm trùng, hăm.
– Tã bỉm không đảm bảo chất lượng: Tã bỉm chứa chất hóa học, chất làm trắng, chất tạo mùi, chất liệu vải thô cứng dễ gây kích ứng da dẫn đến hăm tã.
– Thức ăn mới: Ngoài ra, việc bắt đầu ăn thức ăn mới có thể làm thay đổi thành phần và tần suất phân của trẻ, điều này đôi khi có thể dẫn đến hăm tã. Và tiêu chảy có thể làm tình trạng hăm tã hiện tại trở nên trầm trọng hơn.

Rôm sảy và hăm daNguyên nhân chính gây rôm sảy là do bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được.

Rôm sảy và hăm tã Hăm tã là hệ quả của sự kích ứng, nhiễm trùng hoặc dị ứng.

III – Biểu hiện của rôm sảy và hăm tã

Rôm sảy và hăm tã có một vài triệu chứng giống nhau nên ba mẹ có thể bị nhầm lẫn giữa hai bệnh. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kỹ, ba mẹ vẫn có thể nhận biết chính xác vì hăm tã và rôm sảy cũng có rất nhiều biểu hiện khác nhau.

1. Giống nhau

Các biểu hiện giống nhau là:

– Ban đầu xuất hiện các vùng da ửng hồng, sau đó dần trở nên đậm màu và đỏ hơn, gần giống với phát ban.

– Có thể tiến triển thành mụn nước, mụn rộp và lở loét.

– Cả rôm sảy và hăm tã đều gây cảm giác khó chịu và ngứa ngáy khiến trẻ liên tục muốn gãi ở vùng da bị tổn thương.

– Trẻ khó chịu, ngủ không thẳng giấc.

– Bé giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.

Khác nhau giữa hăm tã và rôm sảyCả hăm tã và rôm sảy đều làm xuất hiện các vùng da ửng hồng.

2. Khác nhau

Ngoài các biểu hiện giống nhau, rôm sảy và hăm tã cũng có nhiều triệu chứng khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:

Hăm tãRôm sảy
Vị trí xuất hiệnChỉ xuất hiện ở vùng mặc tã bỉm như: mông, bẹn, bộ phận sinh dục.Xuất hiện khắp cơ thể, tập trung nhiều ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, vai, ngực, lưng, thậm chí có cả ở mặt, đầu, kẽ nách, háng…
Đặc điểm về mặt da– Vùng da bị hăm tã thường phẳng, các vết đỏ lặn dưới da, ít khi sần lên.

– Da nóng và ẩm.
– Tại các vùng da có nếp gấp dễ xuất hiện mụn nước, mụn mủ và lở loét.

– Vùng da bị rôm sảy là các mảng sần nổi li ti.

– Da khô hơn vùng da khác.

– Xuất hiện nhiều mụn nước trên các mảng sần, mụn nước có thể vỡ ra tạo thành lớp màng khô trên da.

Triệu chứng khác– Trẻ bị đau rát, khó chịu mỗi khi đi tiểu, da tiếp xúc với nước hoặc khi mẹ thay bỉm.– Bé ngứa nhiều, bứt rứt, gãi làm vùng rôm chảy nước, trầy xước.

So sánh hăm tã và rôm sảyHăm tã chỉ xuất hiện ở vùng mặc tã bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục.

So sánh rôm sảy và hăm tãRôm sảy xuất hiện khắp cơ thể, tập trung nhiều ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, vai, ngực, lưng

IV – Mức độ nguy hiểm/biến chứng của hăm tã và rôm sảy

Cả hăm tã và rôm sảy thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp. Tuy nhiên, nếu để kéo dài hoặc điều trị sai cách, hăm tã và rôm sảy có thể tiến triển nghiêm trọng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, vì vậy tuyệt đối không nên chủ quan.

1. Hăm tã

Trẻ bị hăm tã ở mức độ nhẹ thường không gây nguy hiểm, có thể tự khỏi sau khoảng 3-7 ngày khi ba mẹ hạn chế dùng tã bỉm và vệ sinh da cho con đúng cách. Tuy nhiên, trẻ bị hăm tã nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm da tiết bã, nhiễm khuẩn da hay nhiễm nấm candida.

– Viêm da tiết bã: Khi xảy ra biến chứng viêm da tiết bã, trên da của bé sẽ xuất hiện các mảng da khô và sần sùi kèm theo ngứa, sưng phù và đau rát. Nếu biến chứng này không được xử lý và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mãn tính gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của bé về sau.

– Nhiễm khuẩn trên da: Các dấu hiệu nhận biết da trẻ bị nhiễm khuẩn do hăm tã là xuất hiện mụn nước, mụn mủ kèm sưng đỏ, đau hoặc sốt nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, nhiễm khuẩn trên có thể để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

– Nhiễm nấm candida: Biến chứng này thường gặp ở bé gái bị hăm tã. Nguyên nhân là do nấm candida dễ lây lên bộ phận sinh dục của bé gái dẫn đến nấm âm đạo và âm hộ. Khi bị nhiễm nấm candida, vùng da mặc tã của trẻ sẽ xuất hiện các mảng trắng khó làm sạch cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

So sánh hăm da và rôm sảyHăm tã nghiêm trọng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm da tiết bã, nhiễm khuẩn da hay nhiễm nấm candida.

2. Rôm sảy

Nếu được chăm sóc và xử trí đúng cách, rôm sảy sẽ không gây nguy hiểm. Thông thường rốm sảy sẽ tự biến mất và da hồi phục sau khoảng 3-7 ngày nếu bạn làm khô và làm mát da giúp vết thương mau lành.

Tuy nhiên, một số trường hợp không khắc phục và can thiệp điều trị sớm, rôm sảy có thể tiến triển nghiêm trọng gây một số biến chứng như sau:

– Nhiễm trùng da: Việc thường xuyên gãi do ngứa ngáy gây tổn thương da kết hợp với các mụn rôm sảy vỡ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng da mặt. Khi bị bội nhiễm vi khuẩn trên da, người bệnh thường với biểu hiện là sưng, mưng mủ, đau nhức….

Hăm tã và nổi sảyRôm sảy nặng không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu hoặc viêm da mãn tính.

– Nhiễm trùng máu: Bội nhiễm da do rôm sảy kéo dài lâu ngày rất dễ để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, còn có thể dẫn đến biến chứng viêm tĩnh mạch, nhiễm trùng máu…

– Viêm da mạn tính: Rôm sảy trên mặt lâu ngày không được xử lý khiến khả năng tự bảo vệ của da bị suy giảm, lỗ chân lông bít tắc không thể phục hồi dẫn đến viêm da mạn tính. Khi bị viêm da mãn tính, da của người bệnh có biểu hiện khô, bong tróc, ngứa ngáy, đặc biệt là tái phát rôm sảy thường xuyên.

V – Cách điều trị hăm tã và rôm sảy

Vì nguyên nhân gây khác nhau nên cách điều trị hăm tã và rôm sảy cũng có sự khác biệt. Để biết cách chữa rôm sảy và hăm da hiệu quả, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:

1. Điều trị hăm tã

Do nguyên nhân gây hăm tã chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài gây kích ứng nên khi điều trị, cần tập trung làm giảm yếu tố gây kích ứng, giữ da của trẻ luôn sạch sẽ và thông thoáng kết hợp các phương pháp điều trị đặc trị hăm khác.

– Vệ sinh vùng da bị hăm tã sạch sẽ: Mỗi lần thay tã, ba mẹ cần chú ý vệ sinh thật sạch vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho bé. Nên thay tã và vệ sinh ngay khi bé đi ị hoặc tã đã quá ướt.

Có thể rửa cho bé bằng các loại nước thảo dược như lá kinh giới, cỏ mần trầu, cây sài đất, khổ qua, lá chè xanh, lá trầu không. Sử dụng sữa tắm thảo dược có công dụng làm sạch da, diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị hăm.

– Giảm các yếu tố gây kích ứng: Giảm thiểu tối đa tình trạng da tiếp xúc với nước tiểu và phân bằng cách thay tã, bỉm thường xuyên (thường là khoảng 2 – 3 tiếng thay một lần), nhất là sau khi trẻ đi ngoài.

Chọn tã mềm mại, thông thoáng, thấm hút tố và vừa với người bé, tránh để tã cọ xát vào da. Nếu có thể, hãy để da bé được “thở” bằng cách giảm thời gian mặc tã bỉm, chỉ mắc khi đi ra ngoài hoặc đi ngủ. Không dùng kem bôi, tã, sữa tắm hay các loại nước giặt có chứa các thành phần gây kích ứng như: chất tẩy rửa, cồn, hương liệu,…

– Dùng kem bôi trị hăm: Nên dùng kem bôi trị hăm ngay khi bé có dấu hiệu bị hăm tã để mau chóng loại bỏ hăm. Một số kem hăm tã hiệu quả và an toàn với trẻ ba mẹ có thể tham khảo như: Kem bôi da Yoosun Rau Má, Bepanthen, Sudocrem, Cetaphil, Desitin và Chicco…

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Trường hợp trẻ hăm tã nặng, vết hăm có dấu hiệu bị chảy mủ và lở loét kèm sưng, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ được khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Các nhóm thuốc trị hăm tã thường dùng là: thuốc chống viêm, kháng sinh, sát trùng, kháng nấm…

Nổi sảy và hăm tã Vệ sinh vùng da bị hăm tã sạch sẽ kết hợp thoa kem trị hăm giúp loại bỏ hăm tã hiệu quả.

2. Điều trị rôm sảy

Với rôm sảy, các mẹ cần tập trung làm mát da, giảm tiết mồ hôi kết hợp làm sạch da để giảm tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Cụ thể:

– Làm mát từ bên ngoài: Mặc quần áo rộng rãt và làm từ các chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Sử dụng điều hòa, quạt và các thiết bị làm mát khi trời nóng, đảm bảo nhiệt độ phòng vừa phải (khoảng 28°C), không để không khí trong phòng quá khô.

– Làm mát từ bên trong: Uống đủ nước, ngoài nước lọc có thể uống một số loại nước có tác dụng than nhiệt, giải độc như nước rau má, nước sắn dây… Tăng cường ăn các thực phẩm có tính mát như: bí đao, đậu phụ, củ đậu, rau xanh (cà rốt, rau ngót, dưa chuột); hoa quả (táo, cam, bưởi, thanh long). Tránh đồ ăn nhiều đạm, đồ dầu mỡ và đồ ngọt.

– Làm sạch da: Thường xuyên tắm rửa và lau rửa mồ hôi kết hợp tắm nước tắm thảo dược để làm sạch vùng da bị rôm sảy, tránh bụi bẩn và mồ hôi tích tụ khiến lỗ chân lông bít tắc.

– Dùng thuốc bôi để giảm triệu chứng: Khi trẻ bị rôm sảy kèm cảm giác châm chích và ngứa nhiều, ba mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc bôi. Một số thuốc thường được bác sĩ dùng là Calamine lotion (làm dịu da, giảm ngứa, giảm châm chích da); thuốc anhydrous lanolin (giảm bít tắc lỗ chân lông, ngăn rôm sảy lây lan sang vùng da khác)

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má giúp hỗ trợ điều trị hăm tã và rôm sảy hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng để cải thiện tình trạng.

– Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má: Với thành phần chính là chiết xuất rau má, chiết xuất củ gừng và bisabolol, sản phẩm giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da bé…

Kem bôi da Yoosun Rau má: Với chiết xuất chính từ rau má, kết hợp với vitamin E, D-panthenol và hoạt chất Chlorhexidine, kem Yoosun Rau má mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa, trị rôm sảy, hăm tã và mẩn ngứa.

Đặc biệt, gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má không chứa sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol, không corticoid, không parabens nên an toàn cho da bé. Do đó, các mẹ có thể yên tâm tắm gội và bôi da cho con hàng ngày để loại bỏ rôm sảy.

Để trị rôm sảy cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má, các mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Bước 1: Tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để loại sạch da.

– Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên các vùng da của trẻ bị rôm sảy. Mỗi ngày, mẹ nên thoa kem khoảng 2-3 lần.

Hăm da và rôm sảyKem bôi da Yoosun Rau má và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau Má giúp “thổi bay” hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa…

VI – Cách phòng tránh hăm tã và rôm sảy

Cả hăm tã và rôm sảy đều dễ tái phát sau điều trị, vì vậy cần có biện pháp phòng tránh phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa rôm sảy và hăm tã bạn có thể tham khảo.

1. Phòng ngừa hăm tã

Để ngăn ngừa hăm tã, hãy giữ cho da của bé khô và sạch nhất có thể và thay tã thường xuyên để phân cũng như nước tiểu không gây kích ứng da. Hãy thử những lời khuyên sau:

– Rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

– Thay tã bẩn hoặc ướt cho bé càng sớm càng tốt và vệ sinh sạch sẽ vùng da đó.

– Thỉnh thoảng ngâm mông bé giữa các lần thay tã bằng nước ấm.

– Để da bé khô hoàn toàn trước khi thay và mặc tã mới.

– Vỗ nhẹ lên da bằng vải mềm khi lau khô, tránh chà xát mạnh vì có thể gây kích ứng da.

– Mặc tã rộng hơn cơ thể của bé một chút để tránh da bị cọ xát, trầy xước và tăng cường lưu thông không khí.

– Thay tã thường xuyên, lý tưởng nhất là cứ sau 2-3 giờ. Kiểm tra tã của bé thường xuyên và thay tã ngay khi tã bị ướt, bẩn hoặc bé đi ị.

– Thoa kem ngừa hăm tã mỗi lần thay tã để phòng tránh hăm tã, nhất là với những bé có làn da nhạy cảm dễ kích ứng.

– Hãy để bé không mặc tã khi có thể, thông thoáng vùng mặc tã giúp da bé luôn khô thoáng.

– Chọn mua tã đảm bảo bất lượng, có khả năng thấm hút tốt, mềm mại, ưu tiên các thương hiệu tã bỉm uy tín như Merries, Huggies, Moony, Pamper…

– Với các bé đã ăn dặm, các mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn cho bé dưới dạng hấp, luộc; tăng cường thực phẩm có tính mát như hoa quả, rau xanh…

– Dùng nước tắm thảo dược để vệ sinh, tránh sữa tắm nguồn gốc không rõ ràng vì có thể chứa chất tẩy rửa hoá học gây kích ứng da bé.

– Không sử dụng phấn rôm để làm khô, gây bít lỗ chân lông, kích ứng da có thể khiến trẻ bị hăm tã nặng.

Để ngăn ngừa hăm tã, hãy giữ cho da của bé khô và sạch nhất có thể và thay tã thường xuyên để phân cũng như nước tiểu không gây kích ứng da.

2. Phòng ngừa rôm sảy

Cách tốt nhất để ngăn ngừa rôm sảy là giữ cho cơ thể trẻ không bị quá nóng, hạn chế tiết mồ hôi và giữ da luôn khô ráo. Dưới đây là một số biện pháp có thể tham khảo áp dụng:

– Giữ da khô ráo, giảm tiết mồ hôi: Không mặc nhiều quần áo cho bé; tránh đắp quá nhiều chăn; không để trẻ chơi dưới trời nắng, hoặc nơi có nhiệt độ cao; sử dụng điều hòa, quạt điện để làm mát khi trời nắng nóng; mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; giảm thiểu vận động, chảy nhạy gây tăng tiết mồ hôi, nhất là khi trời nắng nóng; thay quần áo ngay khi bị ướt hoặc đẫm mồ hôi; tránh đặt bé nằm ở một tư thế quá lâu sẽ gây đổ mồ hôi vùng lưng.

– Tắm mỗi ngày: Tắm cho trẻ thường xuyên hàng ngày giúp làm mát cơ thể, làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông. Các mẹ có thể dùng thuốc tím pha loãng hoặc sữa tắm để tắm cho trẻ. Một số loại lá và quả dùng nấu nước tắm có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa rôm sảy cho bé ba mẹ có thể dùng là lá đào, lá dâu, mướp đắng, vỏ dưa hấu, vỏ bưởi, rau má, mướp đắng, lá khế, lá kinh giới…

– Không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm có độ pH cao: Nên chọn các sản phẩm sữa tắm có độ pH trung tính từ 5-6,5 phù hợp và an toàn cho da của bé. Khi tắm, sữa tắm không chỉ có tác dụng làm sạch mà còn tạo màng ẩm tự nhiên trên da, tránh da bị mất cân bằng nên không gây khô, ngứa hay kích ứng da. Các mẹ có thể tham khảo dòng sữa tắm phòng rôm sảy cho bé – Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má an toàn, lành tính và thân thiện với da để tắm cho bé mỗi ngày giúp phòng ngừa rôm sảy hiệu quả.

– Duy trì làn da sạch: Giữ làn da sạch sẽ có thể giúp lỗ chân lông và tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả hơn mà không có nguy cơ bị tắc nghẽn dẫn đến rôm sảy. Cụ thể, nên lau khô người cho bé thật kỹ sau khi tắm; đảm bảo rửa sạch mồ hôi, dầu và bụi bẩn ngay sau những buổi vui chơi đẫm mồ hôi…

– Mặc quần áo rộng rãi,: Với trẻ lớn, ba mẹ nên mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoải mái khi trời ấm và không quá chật vào mùa đông. Chất liệu vải thoáng khí có thể giúp giảm mồ hôi, thấm hút mồ hôi và cho phép không khí lưu thông quanh da và giữ cho da khô. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chất liệu vải của quần áo, chất liệu cotton nhẹ có xu hướng thoáng khí nhất.

– Chọn tã bỉm thoáng khí: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn đang mặc tã bỉm, ba mẹ nên chọn sản phẩm mềm mại, thoáng khí, có khả năng thấm hút tốt. Không nên sử dụng quần áo, tã bỉm làm từ sợi tổng hợp, bí, không thấm mồ hôi và gây ngứa. Không mặc quần hoặc tã bỉm quá chật, bó sát vào ngược gây cọ sát, kích ứng da và khó thoát mồ hôi. Nên mặc quần áo vừa với cơ thể của con hoặc rộng hơn.

– Giảm tiếp xúc da kề da: Vào những ngày thời tiết nóng bức, ba mẹ có thể mặc quần áo ba lỗ, short ngắn, quần đùi hoặc áo cộc tay con để da của bé thoáng mát. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa nứt nẻ mà còn tránh được rôm sảy.

Giống nhau hăm tã và rôm sảyCách tốt nhất để ngăn ngừa rôm sảy là giữ cho cơ thể trẻ không bị quá nóng, hạn chế tiết mồ hôi và giữ da luôn khô ráo.

– Tránh nóng hoặc nơi có nhiệt độ cao: Nên hạn chế cho trẻ vui chơi hoặc vận động ở ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, nhất là vào khung giờ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thay vào đó, nên cho vé vận động ngoài trời vào khung giờ mát mẻ hơn như sáng sớm hoặc chiều tối.

– Duy trì môi trường mát mẻ: Môi trường sống của trẻ luôn mát mẻ sẽ ngăn ngừa được tình trạng tăng tiết mồ hôi, từ đó giảm nguy cơ mọc rôm sảy.

– Cẩn trọng với nước giặt và xả vải: Nên chọn sản phẩm nước giặt và xả vải có độ PH từ 4-7, không bết dính và có thành phần tự nhiên để tránh gây kích ứng da.

– Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và giảm mồ hôi quá nhiều, từ đó ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả. Ba mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước bằng cách thường xuyên cho con bú sữa mẹ hoặc bú sữa công thức.

Cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ uống nhiều nước để giúp chúng có được lượng nước cần thiết. Không cho trẻ dưới 6 tháng uống nước trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh nước lọc, với trẻ lớn ba mẹ có thể cho bé uống các đồ uống có khả năng thân nhiệt và giải độc như nước bột năng, nước xay, đậu đen, rau má, nước ép bưởi và dưa hấu…

– Ăn uống khoa học: Thực phẩm nên ăn gồm: hoa quả và rau củ có tính mát (cam, dứa, nước dừa, dâu tây, đu đủ, bưởi, lê, dưa chuột, rau má, cà chua, mướp đắng, rau dền, cải bó xôi); các loại nước uống giải nhiệt (chè đỗ đen, đỗ đỏ, bột sắn dây, nước rau má).

Thực phẩm cần tránh gồm hoa quả có tính nóng (mít, nhãn, sầu riêng, vải, xoài); các món ăn/gia vị cay (mì cay, kim chi, ớt, tiêu, mù tạt); thức ăn nhiều đường (bánh ngọt, nước ngọt, socola, kẹo hoặc các món ăn có lượng đường cao); đồ uống có chứa chất kích thích (nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa, rượu, bia); thức ăn đóng hộp, chiên rán nhiều đường, muối và dầu mỡ.

Tóm lại, hăm tã và rôm sảy có một số biểu hiện giống nhau (xuất hiện các vùng da ửng hồng, sâu đó dần trở nên đậm màu và đỏ hơn; gây ngứa ngáy khó chịu…) nên nhiều ba mẹ thường nhầm lẫn là một bệnh lý. Tuy nhiên, cơ chế gây bệnh lại hoàn toàn khác nhau nên cách điều trị cũng như phòng ngừa rôm sảy và hăm tã sẽ có sự khác biệt. Hãy tham khảo những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên để nhận biết chính xác đâu là hăm tã, đâu là rôm sảy để có phương án điều trị đúng nhất.

Mọi thắc mắc, bạn hãy gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

 

Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/parenting/diaper-rash-treatment
https://kidshealth.org/en/parents/diaper-rash.html
https://www.healthdirect.gov.au/heat-rash

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục