Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nhất định phải biết
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Một thống kê gần đây cho thấy, có tới 20% trẻ sơ sinh bị nổi mụn trứng cá, chủ yếu là trẻ từ 3-4 tuần tuổi. Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại bị mụn trứng cá? Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết và trọn vẹn trong bài viết dưới đây.
Có tới 20% trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá, chủ yếu là trẻ từ 3-4 tuần tuổi.
I – Trẻ sơ sinh có mụn trứng cá không?
Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị mụn trứng cá giống như ở trẻ dậy thì. Khi quan sát kỹ, mẹ có thể thấy rõ các nốt hoặc mụn trắng hay đỏ nổi lên, bao bọc xung quanh là vùng da tấy đỏ.
Mụn thường xuất hiện ở má của trẻ sơ sinh và đôi lúc là ở trên trán, dưới cằm hoặc thậm chí là ở vùng lưng của bé. Mụn lộ diện rõ ràng hơn khi bé nóng nực hoặc quấy khóc. Khi da bé bị kích ứng bởi sữa bé bú hoặc do thớ vải hơi thô ráp, xù xì, nước bọt, nước muối.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần phân biệt mụn trứng cá với rôm sảy thường xuất hiện vào mùa nóng nực. Các mụn đỏ do rôm sảy sẽ biến mất khi trời mát và cơ thể bé được hạ nhiệt, còn mụn trứng cá thì không hẳn như vậy.
Có những nốt mụn trắng nhỏ xuất hiện trên mặt khi bé chào đời và sẽ biến mất sau vài tuần được gọi là mụn trắng ở trẻ sơ sinh và chúng không phải là mụn trứng cá.
Nếu khi bé bị mụn mà khu vực da xung quanh trông giống phát ban hoặc có vảy chứ không giống mụn trứng cá thì mẹ có thể nghĩ đến bệnh lý khác mà bé có thể bị như: bệnh lở chốc da đầu, viêm da thể tạng (eczema).
II – Nguyên nhân bị mụn ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, các nhà khoa học chưa có lời lý giải chính xác về nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có một số nguy cơ chủ yếu được các nhà khoa học cho rằng có thể là nguyên nhân gây nổi mụn ở trẻ sơ sinh, đó là:
– Các hormone mà bé nhận được từ mẹ ở tháng cuối thai kỳ có thể gây nên mụn ở bé.
– Do mẹ đã sử dụng một số thuốc trong thai kỳ hoặc bé đã được dùng một loại thuốc nào đó dị ứng với các thành phần của chúng.
– Cơ thể trẻ bị dị ứng với một loại mỹ phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các loại kem bôi có chứa dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
III – Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá
Trẻ sơ sinh có thể bị nổi mụn trứng cá ngay từ khi mới lọt lòng, nhưng phổ biến nhất là sau vài tuần đầu chào đời. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện như sau:
– Xuất hiện các nốt mụn đầu trắng hoặc đầu đỏ, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, trán, cằm, thái dương, má.
– Mụn trứng cá thường xuất hiện riêng lẻ, từng cái một và có thể gây sưng tấy.
Mụn trứng cá khác với phát ban, rôm và các vấn đề da thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Mụn có thể biến mất sau vài ngày, vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng.
Nếu mọc thành từng mảng mụn nước li ti, sau đó vỡ ra bết dính kèm ửng đỏ, để lâu vùng da đó khô và cứng thì rất có thể trẻ bị chàm sữa.
Mẹ nhớ nhé, mụn trứng cá khác với phát ban, rôm sảy và các vấn đề da khác thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện với các đầu mụn trắng kèm theo hiện tượng sưng tấy tại chỗ, hoàn toàn không gây tình trạng đỏ từng mảng hoặc đóng vảy trên vùng da bị tổn thương.
IV – Mụn trứng cá ở trẻ có nguy hiểm không?
Thông thường, mụn trứng cá xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh hoàn toàn không nguy hiểm, chúng có thể không gây bất kỳ đau đớn nào cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, mụn trứng cá có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da, sưng tấy và lở loét.
Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, mụn trứng cá có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da, sưng tấy và lở loét.
Hơn nữa, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất non nớt, chính vì vậy khi bị bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập khiến trẻ khó chịu.
Mụn trứng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
V – Cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Theo các chuyên gia nhi khoa và da liễu, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự động biến mất mà không cần điều trị. Trong trường hợp mụn kéo dài tới vài tháng, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại kem hoặc thuốc mỡ để điều trị.
Thực tế, nhiều bố mẹ khi thấy con mình bị nổi mụn thì rất lo lắng và đã tự ý mua thuốc về để điều trị mụn trứng cá cho con.
Nhưng điều này lại vô tình khiến tình trạng mụn của trẻ càng nghiêm trọng hơn, vì làn của trẻ vốn rất yếu ớt và mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, tốt nhất là các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để trị mụn.
Nên rửa mặt cho bé bằng xà bông dịu nhẹ, nước ấm và rửa thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
Thông thường, mụn trứng cá trên mặt trẻ sơ sinh sẽ biến mất sau vài ngày, vài tuần, thậm chí có những kéo dài nhiều tháng. Trong trường hợp mụn không tự biến mất trong khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn, hoặc nếu mẹ luôn cảm thấy lo lắng về các nốt mụn, mẹ hãy đưa bé đến ngay bác sĩ nhi khoa để khám và nhờ tư vấn nhé.
Nếu tình trạng mụn của bé kéo dài và nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc để đắp hoặc thoa cho bé. Để ngăn ngừa và phòng tránh mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cũng như các bệnh lý về da khác ở trẻ như rôm sảy, hăm da, côn trùng cắn, mụn nhọt, vết muỗi đốt, mẩn ngứa,… mẹ có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun rau má..
Không chỉ có vậy, kem Yoosun rau má còn là tub kem “gối đầu giường” cho các mẹ có con nhỏ bị rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn, hăm da, muỗi đốt,… Sau khi tắm cho bé với sữa tắm dịu nhẹ, mẹ chỉ cần bôi kem Yoosun lên da sẽ giúp bé vừa nhanh khỏi bệnh vừa mát lại an toàn, hiệu quả vô cùng.
VI – Làm sao để phòng tránh mụn trứng cá trẻ sơ sinh?
Cha mẹ nên vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, nhất là vùng da mặt của bé, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng. Nên rửa mặt hàng ngày cho bé bằng xà bông dịu nhẹ, nước ấm và rửa thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cũng không phải do bụi bẩn gây ra nên các mẹ không cần phải lau rửa và vệ sinh cho trẻ quá nhiều, quá kỹ để tránh gây kích ứng da và nhiễm khuẩn. Đồng thời, mẹ hãy ngừng bôi các loại kem dưỡng da cho bé.
Tuyệt đối không sử dụng nước muối pha loãng để lau hay chà xát lên các nốt mụn vì sẽ khiến da của trẻ đỏ lên. Không dùng tay cạy, nặn mụn trên mặt trẻ vì như vậy sẽ làm tổn thương da và khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Mặt khác, mẹ không thoa nước bọt của mình lên vùng da bị mụn của bé để “chữa mẹo” theo dân gian nhé. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị mụn cho trẻ khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Cuối cùng, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho mụn trứng cá biến mất, cha mẹ không nên nóng vội áp dụng nhiều phương pháp trị mụn khác nhau có thể gây tổn thương tới làn da mỏng manh của trẻ.
Để biết thêm thông tin về vấn đề mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cũng như cách sử dụng kem Yoosun rau má, bạn hãy gọi đến Tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhé.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!