Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 11/07/2024

Da bé bị cháy nắng phải làm sao? 6 việc ba mẹ nên làm ngay

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cháy nắng nhất vì trẻ thường chơi ngoài trời thay vì trong nhà. Tình trạng da bé bị cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tổn thương, bỏng rát và phồng rộp đau đớn. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cháy nắng ở trẻ cần được điều trị ngay để tránh những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

I – Da bé bị cháy nắng là gì?

Da bé bị cháy nắng là tình trạng da bị đỏ, bỏng và viêm do tiếp xúc với tia UV (tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời. Tia cực tím có thể gây ra các tổn thương vô hình cho da.

Thông thường, vết cháy nắng trên da ở trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện sau hai đến bốn giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu hơn, vết cháy nắng có thể gây đau và phồng rộng. Vết đỏ sẽ bắt đầu mờ dần sau hai hoặc ba ngày và da thường bắt đầu bong tróc.

da bé bị cháy nắng phải làm saoHình ảnh da bé bị cháy nắng.

II – Nguyên nhân nào khiến bé bị cháy nắng?

Nguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng là do tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Trong khi đó da của bé lại rất mỏng và nhạy cảm nên nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương là rất cao.

1. Do bé tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng da em bé bị cháy nắng là do trẻ tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhưng cơ thể lại không kịp sản sinh sắc tố melanin để bảo vệ làn da.

Theo các chuyên gia, cũng giống như người lớn, hai loại tia UVA và UVB trong tia cực tím là tác nhân chính khiến khiến da bé bị cháy nắng. Cụ thể, tia UVB (tia cực tím B) là nguyên nhân chính gây cháy nắng và ung thư da. Trong khi tia UVA có thể dẫn đến lão hóa da sớm và cũng góp phần gây ung thư da.

da em bé bị cháy nắngNguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng là do tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

2. Do da bé nhạy cảm và mỏng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị cháy nắng vì da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Chính vì vậy, ngay cả khi không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì nguy cơ bị tổn thương hay cháy nắng vẫn rất cao.

III – Triệu chứng trẻ bị cháy nắng

Việc nhận biết triệu chứng trẻ bị cháy nắng ở mức độ nhẹ hay nặng sẽ giúp ba mẹ có cách xử trí phù hợp, tránh gây nguy hiểm cho bé.

1. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến nhất của cháy nắng da ở trẻ nhỏ bao gồm:

– Đỏ và sưng da ở vùng da bị cháy nắng.

– Trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

– Phồng rộp kèm đau đớn.

– Da khô, ngứa và bong tróc 3-8 ngày sau khi bị cháy nắng.

Vùng da bị cháy nắng đỏ và sưng.

2. Triệu chứng nghiêm trọng

Một số trường hợp trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng như:

– Sốt.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Ớn lạnh.

– Yếu ớt.

– Lú lẫn hoặc mệt mỏi.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước, say nắng hoặc bị ngộ độc ánh nắng mặt trời và cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

IV – Các biến chứng có thể xảy ra khi da bé bị cháy nắng

Tình trạng da trẻ bị cháy nắng ở mức độ nhẹ thường chỉ gây khó chịu và cải thiện nhanh chóng sau khi được chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu cháy nắng nghiêm trọng, trẻ có thể bị nhiều tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

1. Trường hợp nhẹ

Trẻ nhỏ bị cháy nắng nếu ở mức độ nhẹ, da của trẻ thường sẽ bị đỏ kèm cảm giác nóng rát khi chạm vào. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó chịu nên hay quấy khóc. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày khi ba mẹ áp dụng các biện pháp chăm sóc và chữa trị cho bé tại nhà.

2. Trường hợp nghiêm trọng

Đối với trường hợp bé bị cháy nắng nghiêm trọng, làn da của bé sẽ bị sưng tấy, phồng rộng gây đau đớn. Trẻ cũng có thể bị sốt, mệt mỏi, khó thở và buồn nôn. Với trường hợp này, nếu không được xử lý và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể của bé.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời trước 18 tuổi còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn về da, trong đó có ung thư da.

Da trẻ bị cháy nắngTrẻ bị cháy nắng nghiêm trọng có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn nếu ba mẹ không điều trị cho con.

V – Da bé bị cháy nắng phải làm sao?

Da bé bị cháy nắng phải làm sao? Nếu da bé bị cháy nắng nghiêm trọng với các triệu chứng sưng tấy, phồng rộng kèm đau đớn, sốt cao, buồn nôn… điều ba mẹ nên làm là đưa ngay con tới bệnh viện để được bác sĩ điều trị đúng cách và kịp thời.

Trường hợp bé chỉ bị cháy nắng nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:

1. Làm mát vùng da bị cháy nắng

Khi điều trị cháy nắng ở trẻ, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên nhẹ nhàng làm mát da bằng cách chườm mát, tắm vòi sen hoặc tắm bồn để nhanh chóng làm dịu vết cháy nắng.

Không gì làm dịu vết cháy nắng hiệu quả nhanh chóng bằng một bồn tắm mát lạnh. Để có thêm sức mạnh làm dịu, hãy thêm yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm của bé. Tắm không chỉ giúp bé dễ chịu hơn với vết cháy nắng mà còn giúp bé quên đi cảm giác khó chịu trong một thời gian.

Tuy nhiên, khi cho bé tắm bồn, ba mẹ chỉ nên cho bé ngâm người trong khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu.

2. Dưỡng ẩm cho da

Khi vùng da bị cháy nắng của bé đã dịu đi, tổn thương lớn nhất sẽ diễn ra chính là khô da. Để chống khô da, ba mẹ có thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa cồn lên vùng da bị cháy nắng của con.

Ba mẹ nên ưu tiên chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin E. Thoa kem dưỡng ẩm một vài lần một ngày, đặc biệt là sau khi tắm và trước khi đi ngủ.

da bé bị cháy nắngLàm mát vùng da bị cháy nắng cho bé bằng cách tắm hoặc chườm.

3. Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết

Trẻ bị cháy nắng phải làm sao? Nếu trẻ bị đau nhiều và/hoặc sưng, ba mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen (cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên) hoặc ibuprofen (cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) theo chỉ định cả bác sĩ nhi khoa.

Các chuyên gia cho biết, ibuprofen có tác dụng tốt nhất khi cơn đau do viêm (mô đỏ, mềm, nóng hoặc sưng). Thuốc này có tác dụng chống viêm, do đó, thuốc sẽ ngăn cơn đau tại vị trí viêm.

Thuốc Acetaminophen cũng có tác dụng, nhưng thuốc này không giúp giảm viêm mà chỉ giúp giảm đau.

Vì tác động của cháy nắng ở trẻ thường không xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc, nên các chuyên gia khuyên nên cho trẻ dùng ibuprofen ngay khi nghi ngờ trẻ có thể đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời thay vì đợi đến khi da trẻ xuất hiện mẩn đỏ.

4. Đảm bảo cung cấp đủ nước

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé để tránh mất nước , vì cháy nắng khiến chất lỏng bốc hơi khỏi da. Việc cung cấp nước cũng rất quan trọng cho quá trình chữa lành của bé.

5. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cho tới khi khỏi hẳn

Giữ bé tránh xa ánh nắng mặt trời cho đến khi vết cháy nắng của bé khỏi hẳn. Mặc cho bé những loại vải mềm và nhiều lớp quần áo mỏng không gây kích ứng da. Đặc biệt, ba mẹ đừng nặn bất kỳ mụn nước nào xuất hiện vì điều đó có thể làm hỏng da bé và để lại sẹo.

6. Thoa kem Yoosun Rau má

Da bé bị cháy nắng không chỉ gây ra các vấn đề về thẩm mỹ da mà còn gây đau rát, ngứa, khô căng da. Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má cho con.

Kem Yoosun được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% trồng ở các tỉnh miền trung Việt Nam. Kết hợp cùng các thành phần như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine và một số thành phần hữu cơ khác đều được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép.

Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và Oxy hóa. Ngoài ra còn có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng, giảm ngứa rát, kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.

bé bị cháy nắng làm sao để trắng lại Kem bôi da mát lành Yoosun Rau má.

Sử dụng kem Yoosun rau má ngay khi đi nắng về có thể làm dịu da tức thì, giúp da mát mềm, cải thiện cháy nắng da rất hiệu quả. Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.

Nếu đã áp dụng những cách sơ cứu ở trên nhưng tình trạng không cải thiện hoặc bé xuất hiện các dấu hiệu như sốt, buồn nôn, ớn lạnh, chóng mặt, mất nước thì ba mẹ hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để tránh những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

VI – Biện pháp nào giúp phòng ngừa em bé bị cháy nắng?

Phòng ngừa là điều quan trọng nhất khi nói đến cháy nắng. Sau đây là cách giữ an toàn cho bé khỏi cháy nắng:

1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phòng ngừa cháy nắng ở trẻ là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng trực tiếp. Điều này không có nghĩa là bạn nên sợ ánh nắng và tránh hoàn toàn việc đưa trẻ ra ngoài vào những ngày nắng. Chỉ cần đảm bảo hạn chế thời gian cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tia UV trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất từ ​​10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì vậy hãy cố gắng giữ em bé trong bóng râm trong những giờ cao điểm đó.

2. Sử dụng kem chống nắng

Bước thứ 2 để phòng ngừa cháy nắng cho trẻ là sử dụng một loại kem chống nắng thân thiện với trẻ em. Nhưng hãy nhớ rằng kem chống nắng chỉ được khuyến nghị cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

Có nhiều loại kem chống nắng cho trẻ được bày bán nhưng ba mẹ hãy lưu ý chọn sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí sau:

– Chọn kem chống nắng dành cho trẻ em có SPF ít nhất là 30 có khả năng bảo vệ phổ rộng, nghĩa là nó bảo vệ khỏi cả tia UVB và UVA.

– Kem chống nắng cũng phải chống nước và được sản xuất cho làn da nhạy cảm.

– Trước khi thoa kem chống nắng cho bé, ba mẹ hãy:

– Thử nghiệm trước lên vùng da ở cánh của trẻ trong 48 giờ (nếu sử dụng lần đầu).

– Khi chắc chắn không gây phát ban, hãy thoa sản phẩm từ 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài.

– Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, ba mẹ hãy sử dụng kem chống nắng một cách tiết kiệm trên các vùng nhỏ trên cơ thể bé như mặt, mu bàn tay và mu bàn chân.

– Đối với trẻ lớn hơn, hãy thoa lại kem chống nắng sớm, thường xuyên và nhiều, đặc biệt là sau khi bé bị ướt.

Trẻ bị cháy nắngĐể phòng ngừa cháy nắng cho trẻ, ba mẹ nên sử dụng một loại kem chống nắng thân thiện với trẻ em.

3. Che chắn, bảo vệ da, mặc quần áo phù hợp cho bé

Cách tiếp theo để ngăn ngừa bé bị cháy nắng là chỉ cần che chắn da của trẻ lại. Quần áo, mũ rộng vàng là “tấm khiên” tuyệt vời vì nó chặn hầu hết tia UV của mặt trời.

Với trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể đeo kính râm (nếu bé hợp tác) ​​để chống lại mọi tia UV. Quần áo tốt nhất cho trẻ là loại nhẹ nhưng được dệt chặt để bảo vệ da bé khỏi ánh nắng mặt trời.

4. Tự tạo bóng râm

Một chiếc ô che nắng hoặc ô dù tốt cho xe đẩy của trẻ là chìa khóa để bảo vệ trẻ hàng ngày khỏi cháy nắng. Ở bãi biển hoặc hồ bơi, hãy dựng một chiếc ô lớn hoặc lều di động để luôn có nơi trú ẩn râm mát cho bé ba mẹ nhé!

5. Kiểm tra thuốc của bé

Nếu con bạn đang dùng thuốc, tốt nhất là hãy chắc chắn rằng thuốc không làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc làm tình trạng cháy nắng hoặc phát ban trở nên tồi tệ hơn.

Ví dụ, một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu và thuốc kháng histamin được biết là làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nếu bé đang sử dụng các loại thuốc này, ba mẹ hãy cố gắng để trẻ tránh xa hoàn toàn ánh nắng mặt trời.

VII – Câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ bị cháy nắng

Một số thắc mắc khác về tình trạng da bé bị cháy nắng sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể dưới đây, ba mẹ có thể theo dõi để biết thêm thông tin:

1. Bé bị cháy nắng làm sao để trắng lại?

Làm sao để cải thiện làn da cho bé trắng hơn sau khi bị cháy nắng là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Nếu đang quan tâm tới vấn đề này, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo làm trắng da tự nhiên cho bé an toàn và hiệu quả dưới đây:

– Tẩy tế bào chết cho em bé: Tẩy tế bào chết tự chế giúp loại bỏ các tạp chất không mong muốn khỏi da bé. Để chuẩn bị một loại tẩy tế bào chết tự chế cho da bé, hãy trộn bột đậu gà, nước hoa hồng, sữa tươi và dầu em bé. Thoa hỗn hợp nhẹ nhàng lên da bé và nhẹ nhàng massage nhẹ nhàng.

– Massage bằng dầu: Sử dụng dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu để massage cơ thể cho trẻ, chú ý ở những vùng da bị cháy nắng. Các thành phần trong dầu không chỉ giúp da của bé trắng sáng mà còn trở nên mềm mại hơn.

– Dùng sữa tươi không đường: Lactic, nhiều loại vitamin, kẽm… không chỉ giúp tẩy tế bào chết cho da trắng sáng mà còn giúp dưỡng ẩm, kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy. Các mẹ có thể tắm cho bé bằng sữa tươi không đường hoặc thoa sữa tươi lên các vùng da bị cháy nắng. Sau đó tắm sạch lại bằng nước mát.

– Tắm nước vỏ bưởi: Vỏ bưởi chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm trắng da như vitamin C, d-limonene. Các mẹ chỉ cần cho khoảng 100g vỏ bưởi và nấu với nước rồi tắm cho bé mỗi ngày. Sau khoảng 1 tháng, làn da cháy nắng của bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt.

– Trà xanh: EGCG trong trà xanh có khả năng đẩy lùi hắc tố gây đen da, cùng với đó là các loại vitamin giúp kích thích tái tạo tế bào mới. Ba mẹ có thể cho 100g lá trà xanh vào đun với 1 lít nước. Để nước nguội hoặc pha với mát rồi tắm cho bé. Mỗi tuần tắm 2-3 lần, da bé sẽ dần trắng sáng trở lại.

2. Da bé bị cháy nắng mất bao lâu để phục hồi?

Thời gian để làn da cháy nắng của bé phục hồi phụ thuộc vào mức độ cháy nắng. Ở mức độ nhẹ đến trung bình, làn da bị cháy nắng có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần. Ở mức độ cháy nắng nghiêm trọng, thời gian để da phục hồi hoàn toàn sẽ lâu hơn, có thể từ 2-3 tuần.

3. Trẻ bị cháy nắng không nên làm gì?

– Không sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào: Không sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào lên vết cháy nắng vì điều này có thể khiến vết cháy nắng khó chịu hơn.

– Không chà mạnh: Ba mẹ hãy cực kỳ nhẹ nhàng khi tắm và thấm khô bé sau khi tắm. Tuyệt đối không chà xát mạnh hoặc kỳ cọ trên da bé vì để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Tránh làm vỡ hoặc vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào có thể xuất hiện: Trong những trường hợp cháy nắng nghiêm trọng hơn, da của bé có thể hình thành các mụn nước nhỏ. Tốt nhất là không nên đụng vào các mụn nước này vì việc làm vỡ chúng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc sẹo.

Nếu mụn nước vô tình vỡ, hãy dùng kéo nhỏ sạch cắt bỏ phần da chết. Sau đó, ba mẹ có thể rửa vùng da đó thật nhẹ nhàng (có thể gây đau), bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng lại.

– Tránh sử dụng đá và nước để điều trị: Trên thực tế, đá và nước đá có thể khiến cháy nắng đau hơn. Da của bé mỏng manh và dễ bị kích thích, vậy nên ba mẹ cần tránh sử dụng cách này.

4. Trẻ bị cháy nắng khi nào cần đến bác sĩ ngay?

Hầu hết tình trạng cháy nắng ở trẻ không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bé của bạn dưới 1 tuổi và bị cháy nắng, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa.

Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên cho bác sĩ biết nếu vết bỏng không quá nhẹ và kèm theo phồng rộp, sốt hoặc đau nhiều. Bác sĩ có thể xem xét việc có cần dùng thuốc giảm đau hay đến phòng khám hay không và khi nào thì cần.

Đặc biệt, hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

– Da bị phồng rộp.

– Sốt.

– Ớn lạnh.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Có dấu hiệu mất nước: liên tục khát nước, tiểu ít…

– Dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng da bị cháy nắng: chảy mủ, đau nhiều…

– Ngất xỉu, mất phương hướng hoặc không thể đứng.

– Gặp khó khăn khi đánh thức trẻ.

Thông thường, khi da bé bị cháy nắng, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm sau khi được chăm sóc đúng cách. Nhưng nếu trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng kèm theo sốt, buồn nôn thì ba mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức để tránh gây nguy hiểm cho con.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Sunburn in Babies
https://www.whattoexpect.com/first-year/baby-care/baby-skin-care/sunburn.aspx

2. How to Soothe a Baby’s Sunburn
https://www.parents.com/baby/safety/outdoor/soothing-baby-sunburn/

3. How to Handle Sunburn
https://kidshealth.org/en/parents/sunburn-sheet.html

4. How to Prevent and Treat Infant Sunburn
https://www.healthline.com/health/baby/baby-sunburn

5. How To Prevent And Treat Baby Sunburn
https://www.mustelausa.com/blogs/mustela-mag/how-to-prevent-and-treat-baby-sunburn

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục