Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/07/2025

Dị ứng mồ hôi: Biểu hiện thường bị nhầm lẫn và cách xử lý

13 phút đọc Chia sẻ bài viết
5/5 - (1 bình chọn)

Mồ hôi vốn là người bạn đồng hành của sức khỏe: giúp hạ nhiệt, loại bỏ chất cặn bã và giữ cho cơ thể ổn định. Nhưng với một số người, mồ hôi lại vô tình gây ra ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và thậm chí khó chịu cả ngày. Đó chính là tình trạng dị ứng mồ hôi, khi mồ hôi của mình trở thành nguyên nhân khiến làn da “biểu tình”.

I – Mồ hôi có tác dụng gì đối với cơ thể?

Mồ hôi là một chất dịch lỏng do các tuyến mồ hôi nằm ở da của các động vật có vú (bao gồm cả con người) tiết ra. Hiện tượng đổ mồ hôi là một chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, có tác dụng làm mát cơ thể khi vận động mạnh, khi thời tiết nóng bức, hoặc khi cơ thể ở trạng thái lo lắng, sốt cao.

1. Cấu tạo và chức năng của tuyến mồ hôi

Cơ thể con người có khoảng 1.6 đến 5 triệu tuyến mồ hôi, phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán và nách. Có hai loại tuyến mồ hôi chính:

Tuyến Eccrine (tuyến mồ hôi nước):

– Phân bố: Nằm rải rác gần như khắp cơ thể, mật độ cao nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và da đầu.

– Cấu tạo: Là cấu trúc hình ống cuộn lại, mở trực tiếp lên bề mặt da thông qua một ống dẫn.

– Chức năng: Tiết ra mồ hôi chủ yếu là nước và chất điện giải (natri, clorua), đóng vai trò chính trong việc làm mát cơ thể thông qua quá trình bay hơi.

Tuyến Apocrine (tuyến mồ hôi dầu):

– Phân bố: Chủ yếu nằm ở vùng nách, bẹn, quanh hậu môn và ở da đầu.

– Cấu tạo: Các ống tiết nằm sâu trong lớp hạ bì, chất tiết được đổ vào nang lông, ống bã nhờn rồi mới ra ngoài da.

– Chức năng: Tiết ra chất lỏng đặc hơn, chứa lipid, protein và steroid. Mồ hôi từ tuyến apocrine không trực tiếp làm mát cơ thể mà là môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi cơ thể đặc trưng (do vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ). Tuyến này hoạt động mạnh nhất khi căng thẳng hoặc hưng phấn tình dục.

Ngoài ra, còn có tuyến Apoeccrine, được xác định tồn tại trong các khu vực của tuyến apocrine nhưng tiết ra chất lỏng dạng nước giống các tuyến eccrine.

Dị ứng mồ hôi thường bùng phát ngay sau khi cơ thể đổ mồ hôi

2. Thành phần của mồ hôi

Mồ hôi chủ yếu là nước (khoảng 98-99%). Các thành phần còn lại (1-2%) bao gồm:

– Chất điện giải: Chủ yếu là Natri Clorua (muối), khiến mồ hôi có vị mặn. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ kali, canxi, magiê.

– Chất hữu cơ: Axit lactic, urê, axit uric, amoniac, axit amin, axit béo, cholesterol.

– Các chất khác: Một số chất thơm như 2-methylphenol và 4-methylphenol.

Mồ hôi từ tuyến eccrine thường trong, không mùi. Mồ hôi từ tuyến apocrine có chứa nhiều chất béo hơn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và phân hủy, tạo ra mùi cơ thể.

3. Cơ chế tiết mồ hôi

Quá trình tiết mồ hôi được điều khiển bởi hệ thống thần kinh giao cảm (thuộc hệ thần kinh thực vật), hoạt động không theo ý muốn của con người.

– Kích thích: Khi nhiệt độ cơ thể tăng (do môi trường nóng, vận động, sốt, căng thẳng…), các thụ thể cảm nhiệt dưới da và các tế bào thần kinh nhiệt ở vùng dưới đồi (một vùng của não bộ chịu trách nhiệm điều nhiệt) sẽ phát tín hiệu.

– Truyền tín hiệu: Hệ thần kinh giao cảm nhận tín hiệu và gửi lệnh đến các tuyến mồ hôi.

– Tiết mồ hôi: Các tuyến mồ hôi được kích thích sẽ tiết ra mồ hôi.

– Làm mát: Khi mồ hôi bay hơi khỏi bề mặt da, nó hấp thụ nhiệt từ cơ thể, tạo ra hiệu ứng làm mát, giúp giảm nhiệt độ bên trong cơ thể và duy trì thân nhiệt ổn định (khoảng 37°C).

4. Vai trò của mồ hôi đối với cơ thể

Mồ hôi đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe:

– Điều hòa thân nhiệt: Đây là chức năng chính và quan trọng nhất. Mồ hôi giúp cơ thể giải phóng nhiệt lượng dư thừa, ngăn ngừa sốc nhiệt và bảo vệ các cơ quan nội tạng.

– Bài tiết: Mồ hôi giúp loại bỏ một lượng nhỏ các chất thải của cơ thể như urê, muối và một số chất độc, góp phần vào quá trình thanh lọc.

– Dưỡng ẩm da: Mồ hôi giúp giữ ẩm cho da, làm cho da mềm mại và mịn màng hơn.

– Bảo vệ da: Mồ hôi có chứa các peptide kháng khuẩn tự nhiên, giúp chống lại vi khuẩn trên bề mặt da, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Cải thiện lưu thông máu: Quá trình đổ mồ hôi làm tăng lưu lượng máu đến da, giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào da.

– Giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng: Đổ mồ hôi khi tập thể dục giúp giải phóng endorphin, hormone cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác lo âu.

Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc tiết mồ hôi, nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.

II – Dị ứng mồ hôi là gì?

Dị ứng với mồ hôi là tình trạng da bị kích ứng khi tiếp xúc với mồ hôi hoặc khi nhiệt độ cơ thể tăng. Tình trạng này có thể gây ngứa, mẩn đỏ, và khó chịu, đặc biệt ở những người có da dị ứng mồ hôi. Bệnh dị ứng mồ hôi thường xuất hiện ở người trẻ, người thường xuyên tập luyện, hoặc sống ở vùng khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Bị dị ứng mồ hôi của mìnhDị ứng mồ hôi thường bùng phát ngay sau khi cơ thể đổ mồ hôi

Không giống các bệnh da liễu khác, dị ứng mồ hôi với da liên quan trực tiếp đến mồ hôi, đôi khi là dị ứng mồ hôi dầu do tuyến mồ hôi apocrine tiết ra. Nếu không được xử lý, tình trạng này có thể dẫn đến viêm da dị ứng mồ hôi, gây tổn thương da nghiêm trọng hơn.

III – 6 Nguyên nhân gây dị ứng mồ hôi của chính mình

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng mồ hôi hoặc các vùng da khác trên cơ thể:

1. Yếu tố bên ngoài

Dị ứng với mồ hôi thường xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các thành phần trong mồ hôi, như muối, axit lactic, hoặc chất acetylcholine. Một số yếu tố kích thích dị ứng mồ hôi của mình bao gồm:

– Nhiệt độ cao: Thời tiết nóng, tắm nước nóng, hoặc ở trong môi trường ngột ngạt.

– Vận động mạnh: Chạy bộ, tập gym, hoặc các hoạt động làm cơ thể tiết mồ hôi.

– Căng thẳng: Stress hoặc lo âu làm tăng tiết mồ hôi, gây bị dị ứng mồ hôi.

– Thực phẩm cay: Ăn ớt, tiêu, hoặc đồ nóng có thể kích thích phản ứng.

2. Cơ chế sinh học

Khi cơ thể tiết mồ hôi, acetylcholine kích thích các tế bào da, dẫn đến giải phóng histamine – chất gây viêm và ngứa. Ở những người bị dị ứng với mồ hôi của chính mình, phản ứng này mạnh hơn, gây ra mề đay hoặc kích ứng, đặc biệt trên da mặt bị dị ứng mồ hôi hoặc vùng da nhạy cảm.

Trẻ bị dị ứng mồ hôi thường dễ gặp vấn đề hơn do da mỏng và hệ miễn dịch còn non yếu. Ngoài ra, dị ứng mồ hôi dầu có thể xảy ra khi mồ hôi apocrine bít tắc lỗ chân lông, làm tăng kích ứng.

Bệnh dị ứng mồ hôi dầuNgười có dị ứng mồ hôi dầu thường thấy dấu hiệu dị ứng mồ hôi nặng hơn

3. Hàng rào bảo vệ da yếu

Ở người có viêm da dị ứng mồ hôi hoặc mắc bệnh lý da nền, lớp sừng bị tổn thương, pH da mất cân bằng. Lúc này mồ hôi (mặn và hơi axit) thấm sâu hơn vào da, kích thích các thụ thể thần kinh và gây phản ứng.

Đặc biệt, những người có da dị ứng mồ hôi hay da mặt bị dị ứng mồ hôi thường nhạy cảm hơn hẳn, dễ mẩn đỏ ở vùng cổ, ngực, má.

4. Rối loạn thần kinh cholinergic

Khi nhiệt độ cơ thể tăng, dây thần kinh giao cảm tiết acetylcholine kích thích tuyến mồ hôi. Ở một số người, acetylcholine còn khiến tế bào mast phóng thích quá nhiều histamin, gây nên dị ứng mồ hôi dầu ở người có da nhờn, hoặc phát ban toàn thân ở người cơ địa dị ứng.

5. Vi sinh vật trên da

Trên bề mặt da mỗi người luôn tồn tại hàng tỷ vi sinh vật – gọi là hệ vi khuẩn thường trú. Ở người bình thường, những vi khuẩn này sống cân bằng, không gây hại. Nhưng khi tiết mồ hôi nhiều, đặc biệt ở vùng da bí, nóng ẩm, chúng bắt đầu tham gia vào quá trình dị ứng mồ hôi với da.

6. Đặc tính của mồ hôi ở một số người

Người bị dị ứng mồ hôi dầu (da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh) có mồ hôi đậm đặc, nhớt và “nặng mùi” hơn → dễ gây bít tắc và phản ứng. Ngoài cơ địa da dầu, một số tình trạng sức khỏe như mắc cường giáp, béo phì, đái tháo đường cũng khiến mồ hôi trở nên đậm đặc, mặn và kích thích da hơn, góp phần gây bệnh dị ứng mồ hôi

Đặc biệt, trẻ bị dị ứng mồ hôi cũng có thể do tăng tiết mồ hôi bất thường kết hợp với hàng rào da yếu.

IV – Dấu hiệu dị ứng mồ hôi

Hiện tượng dị ứng với mồ hôi sẽ xảy ra ngay sau khi đổ mồ hôi, chỉ trong vòng vài phút, đôi khi trong khi vận động hoặc ngay sau đó:

1. Biểu hiện trên da

– Nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa: Thường xuất hiện ở các vùng da có nhiều mồ hôi như nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân, lưng, ngực. Đây là một trong những dấu hiệu dị ứng mồ hôi phổ biến nhất.

– Mụn nước nhỏ li ti: Có thể chứa dịch trong suốt hoặc đục.

– Ngứa rát dữ dội: Đặc biệt khi nhiệt độ tăng cao hoặc sau khi đổ mồ hôi.

– Phù nề: Vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng nhẹ.

– Khô da, bong tróc: Sau khi các triệu chứng cấp tính giảm.

Dấu hiệu dị ứng mồ hôi của chính mìnhKhi mồ hôi tiết ra, các protein, muối và vi khuẩn trên da kết hợp tạo ra chất kích ứng, hình thành các sẩn nhỏ li ti (1–3 mm), mọc thành đám, kèm theo ngứa hoặc nóng rát.

2. Biểu hiện toàn thân ( hiếm gặp )

Đau đầu, chóng mặt. buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, tụt huyết áp

Trẻ bị dị ứng mồ hôi có thể nhạy cảm hơn, dễ quấy khóc, gãi liên tục, mẩn đỏ khắp người đặc biệt ở vùng cổ, ngực, hoặc mặt. dễ quấy khóc, gãi liên tục, mẩn đỏ khắp người

V – Phân biệt dị ứng mồ hôi với các tình trạng da liễu khác 

Dị ứng mồ hôi thường bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác do các triệu chứng tương đồng như ngứa, mẩn đỏ, hoặc kích ứng. Việc nhận biết sự khác biệt là rất quan trọng để điều trị đúng cách, đặc biệt khi bạn bị dị ứng mồ hôi của chính mình hoặc da mặt bị dị ứng mồ hôi. Dưới đây là bảng so sánh một số tình trạng da thường bị nhầm lẫn với dị ứng mồ hôi:

Tiêu chí Dị ứng mồ hôi Rôm sảy Viêm da tiếp xúc Mề đay do nhiệt Nấm da (hắc lào, lang ben)
Nguyên nhân Phản ứng miễn dịch với mồ hôi của mình Tắc ống tuyến mồ hôi do nóng ẩm Da tiếp xúc hoá chất, kim loại, mỹ phẩm Da quá mẫn với nhiệt cao Vi nấm phát triển trên da ẩm
Dấu hiệu Sẩn nhỏ, ngứa, nóng rát Mụn nước, hồng nhạt, ít ngứa Mảng đỏ, ranh giới rõ, phồng rộp Mảng sẩn phù, đỏ, ngứa râm ran Mảng đỏ, bong vảy, viền sậm màu
Vị trí thường gặp Ngực, lưng, cổ, mặt Nếp gấp, cổ, lưng (nhất là ở trẻ) Vùng tiếp xúc dị nguyên Bất kỳ vùng da nóng Vùng da ẩm, nếp gấp, dưới ngực, bẹn
Thời điểm xuất hiện Ngay sau vận động, nóng, lo âu Trong thời tiết oi bức, mặc bí Sau tiếp xúc hoá chất, mỹ phẩm Sau phơi nắng, tắm nước nóng Sau vài ngày – tuần ở môi trường ẩm
Tính chất tái phát Nhiều lần, liên quan vận động hoặc nóng ẩm Thường tự khỏi khi mát mẻ Tái phát khi tiếp xúc lại dị nguyên Tái khi gặp nóng quá mức Dễ tái nếu không diệt nấm triệt để
Đối tượng dễ mắc Người cơ địa dị ứng, da dầu, trẻ em Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ Người da nhạy cảm, nghề tiếp xúc hoá chất Người lớn, cơ địa dị ứng Người ra nhiều mồ hôi, vệ sinh kém
Cách phân biệt nhanh Ngứa rát + sẩn li ti rõ rệt sau mồ hô Mụn nước nhỏ, ít ngứa, tự khỏi Mảng giới hạn rõ, phồng rộp Phù, mảng sẩn lớn, nóng rát Vòng tròn đỏ, vảy, lan rộng

VI – Cách xử lý khi bị dị ứng mồ hôi của mình

Khi gặp phải dấu hiệu dị ứng mồ hôi – như ngứa, nổi mẩn đỏ, nóng rát sau khi vận động hoặc đổ mồ hôi — bạn không nên hoảng hốt. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau để xử lý nhanh chóng và đúng cách.

Bước 1: Ngưng ngay hoạt động và di chuyển đến nơi mát

Nếu bạn cảm thấy bị dị ứng với mồ hôi của chính mình, hãy dừng việc đang làm, nghỉ ngơi ở nơi thoáng, tránh tiếp tục ra nhiều mồ hôi. Dùng quạt hoặc điều hòa để hạ nhiệt, giúp giảm cảm giác châm chích do viêm da dị ứng mồ hôi.

Bước 2: Lau sạch và làm mát da

Dùng khăn mềm, sạch thấm mồ hôi, lau khô vùng da bị ảnh hưởng. Có thể chườm lạnh hoặc tắm nhanh với nước mát để làm dịu da.

Nếu vùng da mặt bị dị ứng mồ hôi, chỉ nên rửa nhẹ nhàng với nước, tránh chà xát mạnh để không làm tổn thương thêm.

Bước 3: Uống nước bù điện giải

Đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và khoáng. Uống từng ngụm nước lọc, hoặc dung dịch bù điện giải sẽ giúp hạ nhiệt từ bên trong và hỗ trợ da phục hồi.

Thoa kem dịu da, phục hồi hàng rào bảo vệ:

– Sử dụng kem bôi da chứa chiết xuất rau má,… để giảm viêm, ngứa và phục hồi da.

– Với vùng dị ứng mồ hôi dầu, nên chọn sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông, phù hợp với da dầu.

Bị dị ứng với mồ hôi của chính mìnhChiết xuất rau má không chỉ giúp giảm ngứa nhanh chóng khi bị dị ứng mồ hôi, mà còn hỗ trợ phục hồi da, củng cố hàng rào bảo vệ, chống viêm và làm dịu cảm giác khó chịu

( Xem thêm: Thành phần chính kem Yoosun Rau má )

Bước 4: Dùng thuốc nếu cần

Nếu bệnh dị ứng mồ hôi nặng hoặc tái phát nhiều lần thì có thể gặp bác sĩ xin ý kiến nên dùng loại thuốc nào

Lưu ý:

Khi có những biểu hiện sau thì nên đi khám:

– Triệu chứng kéo dài >24h, lan rộng hoặc không đỡ sau khi nghỉ ngơi.

– Xuất hiện khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp.

– Trẻ bị dị ứng mồ hôi kèm sốt, bỏ ăn, quấy khóc nhiều.

VII – Các biện pháp kiểm soát dị ứng mồ hôi lâu dài

Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn dị ứng mồ hôi, vì tình trạng này thường liên quan đến cơ địa. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách:

1. Điều chỉnh lối sống và môi trường

Đây là nền tảng quan trọng nhất để kiểm soát bệnh dị ứng mồ hôi về lâu dài:

1.1. Kiểm soát nhiệt độ cơ thể

– Giữ mát: Luôn cố gắng giữ cơ thể mát mẻ, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Sử dụng quạt, điều hòa nhiệt độ trong nhà và xe hơi.

– Tránh nhiệt độ cao đột ngột: Hạn chế di chuyển đột ngột từ môi trường lạnh sang nóng hoặc ngược lại, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể kích thích tiết mồ hôi và gây phản ứng dị ứng mồ hôi.

– Giảm cường độ vận động: Nếu bạn dễ bị dị ứng mồ hôi, hãy cân nhắc giảm cường độ tập luyện hoặc chọn các bài tập nhẹ nhàng hơn, đặc biệt vào những ngày nóng. Tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn khi nhiệt độ mát mẻ hơn.

1.2. Lựa chọn trang phục phù hợp

– Chất liệu thoáng khí: Ưu tiên quần áo làm từ cotton, lanh, hoặc các loại vải tổng hợp có khả năng thấm hút mồ hôi và thoát ẩm tốt. Tránh các chất liệu tổng hợp bí bách như polyester, nylon nếu không phải là loại chuyên dụng cho thể thao.

– Rộng rãi: Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không bó sát để da được thông thoáng, giảm ma sát và hạn chế mồ hôi bị giữ lại trên da, đặc biệt ở các vùng như nách, bẹn, khuỷu tay – nơi dễ xuất hiện dấu hiệu dị ứng mồ hôi.

– Thay quần áo thường xuyên: Đặc biệt sau khi đổ mồ hôi, hãy thay quần áo sạch và khô ngay lập tức.

Bệnh dị ứng mồ hôiVải cotton có khả năng hút ẩm tự nhiên, giúp hút mồ hôi ra khỏi bề mặt da nhanh chóng

1.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

– Uống đủ nước: Duy trì đủ lượng nước trong cơ thể giúp điều hòa thân nhiệt hiệu quả hơn.

– Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, caffein vì chúng có thể kích thích tăng tiết mồ hôi và làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng mồ hôi.

– Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng là một yếu tố kích hoạt mồ hôi và phản ứng dị ứng. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu, hoặc tìm kiếm sở thích giúp

2. Chăm sóc da hàng ngày

Chăm sóc da đúng cách là yếu tố then chốt để kiểm soát da dị ứng mồ hôi và ngăn ngừa tái phát:

2.1. Vệ sinh da thường xuyên

– Tắm rửa đều đặn: Tắm ít nhất một đến hai lần mỗi ngày bằng nước mát hoặc nước ấm (không nóng) để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng trên da.

– Sữa tắm dịu nhẹ: Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng không mùi, không chứa xà phòng mạnh (soap-free), có độ pH cân bằng, dành cho da nhạy cảm. Tránh chà xát mạnh.

– Lau khô cẩn thận: Sau khi tắm, dùng khăn bông mềm thấm khô da nhẹ nhàng, đặc biệt ở các nếp gấp da, để tránh mồ hôi đọng lại và gây viêm da dị ứng mồ hôi.

2.2. Dưỡng ẩm

– Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp: Chọn kem dưỡng ẩm không mùi, không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic), đặc biệt quan trọng với da mặt bị dị ứng mồ hôi hoặc nếu bạn có dị ứng mồ hôi dầu. Dưỡng ẩm giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, giảm khô và ngứa.

– Thoa khi da còn ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để khóa ẩm hiệu quả nhất.

2.3.Tránh gãi

Gãi có thể làm tổn thương da, gây nhiễm trùng và làm tình trạng dị ứng mồ hôi nặng hơn. Nếu ngứa, hãy vỗ nhẹ hoặc chườm lạnh.

3. Can thiệp y tế và tư vấn chuyên khoa

Đối với những trường hợp dị ứng với mồ hôi nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các biện pháp tại nhà, cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu:

3.1. Thuốc kê đơn

– Thuốc kháng histamine: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng histamine mạnh hơn để kiểm soát ngứa và phản ứng dị ứng.

– Kem bôi corticosteroid: Trong trường hợp viêm nặng, bác sĩ có thể chỉ định kem bôi chứa corticosteroid trong thời gian ngắn để giảm viêm và ngứa.

– Thuốc ức chế miễn dịch: Đối với các trường hợp rất nặng, bác sĩ có thể cân nhắc các loại thuốc ức chế miễn dịch đường uống hoặc bôi ngoài da.

3.2. Các liệu pháp chuyên biệt

– Tiêm Botulinum toxin (Botox): Đối với những người bị tăng tiết mồ hôi cục bộ nghiêm trọng (ví dụ: ở nách, lòng bàn tay, bàn chân) gây ra dị ứng mồ hôi, tiêm Botox có thể giúp giảm tiết mồ hôi đáng kể, từ đó giảm các triệu chứng dị ứng.

–  Iontophoresis: Phương pháp này sử dụng dòng điện nhẹ để tạm thời vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi, thường áp dụng cho lòng bàn tay và bàn chân.

–  Liệu pháp ánh sáng (UVB): Trong một số trường hợp viêm da dị ứng mồ hôi mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp ánh sáng.

3.3. Tư vấn và chẩn đoán chính xác

Nếu bạn không chắc chắn dị ứng mồ hôi là gì hoặc nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng của mình, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bị dị ứng mồ hôi để đảm bảo phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Dị ứng mồ hôi có thể gây khó chịu, nhưng với sự hiểu biết và các biện pháp phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát dị ứng mồ hôi của mình. Nếu bạn hay người thân thường xuyên bị dị ứng với mồ hôi, hãy duy trì lối sống lành mạnh và tìm đến bác sĩ da liễu để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Cholinergic urticaria step down therapy

https://www.aaaai.org/allergist-resources/ask-the-expert/answers/old-ask-the-experts/cholinergic-urticaria

2. Cholinergic urticaria

https://dermnetnz.org/topics/cholinergic-urticaria

3. Explaining the link between maternal lipid profiles and food allergy in offspring

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31348942/

4. Cholinergic Urticaria: A Comprehensive Review – Journal of Asthma and Allergy

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6742760/

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.