Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 15/09/2023

Trẻ bị tay chân miệng ăn tôm được không? Nên ăn như thế nào?

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ bị tay chân miệng ăn được những thực phẩm nào cũng là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Do đó trong bài viết này, kem thoa da Yoosun Rau má sẽ giúp bạn biết được bị tay chân miệng ăn tôm được không?

I – Bé bị tay chân miệng ăn tôm được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Đây là một thực phẩm lành mạnh, nên đưa vào các bữa ăn.

Cụ thể, dinh dưỡng có trong 100g tôm nấu chín là:

– 99 calo

– 0,3 gram chất béo

– 0,2 gram carbs

– 189 mg cholesterol

– 24 gram protein

– 111 mg Natri

bị tay chân miệng ăn tôm được khôngTrẻ bị tay chân miệng ăn tôm được không?

Bên cạnh đó, tôm còn chứa tới 20 loại vitamin và khoáng chất. Như vậy có thể thấy, tôm mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Mà điều này cần thiết để bồi bổ cơ thể khi đang bị tay chân miệng, nhất là với những trẻ chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Vì thế, trẻ bị tay chân miệng có thể ăn tôm trong các bữa ăn.

Tuy nhiên, những trẻ có cơ địa dị ứng tôm thì không nên ăn tôm trong bất kỳ tình huống nào. Đặc biệt khi bị tay chân miệng, thêm tình trạng dị ứng tôm sẽ khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu nhiều hơn.

II – Bé bị tay chân miệng ăn tôm như thế nào?

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường có triệu chứng loét miệng. Việc này khiến trẻ cảm thấy đau đớn, dẫn đến chán ăn.

Do vậy, mẹ nên chế biến tôm theo kiểu mà khi khỏe mạnh trẻ vẫn thích ăn. Hoặc mẹ cũng có thể nấu cháo tôm/ súp tôm cùng với các nguyên liệu khác. Bởi vì thực phẩm được chế biến dạng lỏng sẽ dễ nuốt hơn, giúp trẻ quên đi cảm giác đau đớn do loét miệng gây ra.

Nếu mẹ cho trẻ ăn tôm nguyên con, hãy nhớ bóc vỏ cho trẻ. Vì vỏ tôm thì rất cứng, chúng có thể gây cọ xát vào các vết loét.

Bé bị tay chân miệng ăn tôm được khôngMỗi ngày mẹ không nên cho trẻ ăn quá 50g tôm.

Nên lựa chọn tôm đảm bảo chất lượng, được nuôi ở nguồn nước sạch cho trẻ ăn.

Mặc dù tôm mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá 50g tôm mỗi ngày.

Không nên cho trẻ ăn tôm cùng lúc với các loại thực phẩm giàu vitamin C. Vì vitamin C kết hợp với độc tố có trong tôm có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

III – Cách lựa chọn tôm tươi đảm bảo chất lượng cho trẻ

Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ lựa chọn được tôm tươi an toàn và không chứa hóa chất cho bé.

– Quan sát chân tôm: tôm tươi thường có phần chân trong suốt và dính chặt lấy con tôm. Ngược lại, tôm không tươi sẽ có phần chân biến đổi sang màu đen và lỏng lẻo.

– Thân và đầu con tôm: phần thân của con tôm sẽ hơi cong, căng thịt nhưng không quá mập mạp. Đầu tôm không rơi ra khỏi thân tôm mà dính chặt với nhau.

Trẻ bị chân tay miệng ăn tôm được khôngBí quyết quan sát để chọn tôm tươi cho mẹ.

– Phần đuôi tôm: đuôi tôm thường xếp chặt với nhau. Nếu đuôi tôm xòe ra, khả năng cao là đã bị bơm nước hoặc bơm hóa chất.

– Vỏ tôm: tránh chọn tôm có phần vỏ bóng nhớt, sần sùi.

Như vậy chúng ta đã biết trẻ bị tay chân miệng có ăn tôm được không, cũng như cách ăn và cách chọn tôm cho trẻ. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục