Các bệnh ngoài da ở trẻ em và người lớn thường gặp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bệnh ngoài da là loại bệnh rất phổ biến có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Triệu chứng bệnh xảy ra trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt của người bệnh. Vậy có những bệnh ngoài da hiếm gặp và thường gặp nào ở trẻ em và người lớn? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh ngoài da biểu hiện và cách phòng chống.
I – Bệnh ngoài da hiếm gặp ở trẻ em và người lớn
1. Bệnh da xanh do ngộ độc muối bạc – Argyria
Đây là một bệnh về da hiếm gặp, xảy ra khi bạc tích tụ trong cơ thể trong một thời gian dài (có thể là vài tháng hoặc vài năm).
Nguyên nhân là do khi nuốt bạc, nó bị acid dạ dày biến đổi thành muối bạc và đi vào máu, lắng đọng tại da. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nó sẽ trở nên xanh.
Bệnh da xanh do ngộ độc muối bạc rất hiếm gặp
Người mắc bệnh này da, mắt, cơ quan nội tạng, móng tay và nướu biến thành màu xanh xám, đặc biệt ở những vùng cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như trán, mũi, tay. Và sự biến đổi da này là vĩnh viễn.
2. Bệnh Morgellons
Là một tình trạng da hiếm gặp đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sợi nhỏ hoặc các hạt nổi trên mặt da từ các vết loét da. Bệnh nhân có cảm giác như thứ gì đang bò, cắn hoặc châm chích trên da, có thể rất đau đớn.
3. Bệnh Erythropoietic protoporphyria
Là một rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp, gây ra do sự thiếu hụt enzym ferrochelatase (fech), dẫn đến đột biến trong gen fech.
Kết quả là protoporthyrin tích lũy quá mức trong tủy xương, huyết tương và hồng cầu. Gây ra hiện tượng đau rát khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc một số loại ánh sáng nhân tạo.
Ban đầu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, bệnh nhân thấy châm chích, ngứa, bỏng rát trên da, sau đó da đỏ và sưng lên. Vị trí hay gặp là bàn tay, cánh tay, và mặt.
Đột biến gen là nguyên nhân gây ra bệnh này
4. Bệnh harlequin ichthyosis
Là một rối loạn di truyền nghiêm trọng gây ra một bệnh ngoài da rất hiếm gặp.
Trẻ sơ sinh được bao phủ bởi các tấm da dày nứt nẻ và tách ra. Chúng có thể gây co kéo, làm biến dạng khuôn mặt, hạn chế động tác thở và ăn.
Thương tổn ở ngực và bụng của trẻ sơ sinh có thể gây hạn chế các cơ hô hấp. Bàn chân, bàn tay có thể nhỏ, sưng và biến dạng một phần.
Nguyên nhân do đột biến trong gen abca12. Những trẻ này có nguy cơ cao bị khó thở, nhiễm trùng, hạ thân nhiệt và mất nước.
5. Hội chứng Blau
Là một tình trạng da hiếm gặp, triệu chứng chính là phát ban da, viêm khớp và viêm màng bồ đào. Biểu hiện đa dạng, và thường ảnh hưởng đến lứa tuổi nhỏ dưới bốn tuổi.
Triệu chứng thường được phát hiện đầu tiên là tràn dịch khớp, u nang, viêm màng bồ đào trước, biến dạng vĩnh viễn ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân sinh bệnh là do đột biến gen nod2.
Hội chứng Blau
6. Epidermolytic ichthyosis (ei) bệnh vảy cá ly thượng bì
Là một bệnh ngoài da hiếm gặp do đột biến trong gen krt1 hoặc krt 10. Triệu chứng điển hình là đỏ da, bong vảy và bọng nước nghiêm trọng trên da. Tăng sừng hóa ở da phát triển trong vài tháng và xấu đi theo thời gian.
Mụn nước có thể giảm, nhưng vẫn có thể xuất hiện sau chấn thương da hoặc trong những tháng mùa hè. Da có thể ngứa, có mùi, dễ nhiễm trùng.
Các triệu chứng khác bao gồm: giảm tiết mồ hôi, bất thường móng tay, chậm phát triển. Đó là những căn bệnh ngoài da đáng sợ hiếm gặp trên thế giới.
II – Các bệnh ngoài da thường gặp
1. Bệnh ngoài da ở chân
Một số bệnh ngoài da thường gặp ở chân, bệnh ngoài da ở bàn chân như bệnh mày đay, mụn nhọt, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, mụn cóc, dày sừng nang lông, viêm nang lông, chốc lở, vẩy nến, á sừng…
Bệnh á sừng ở chân
( Xem thêm: Bệnh á sừng – Nguyên nhân và cách chữa bệnh á sừng ở tay, chân, mặt)
2. Bệnh ngoài da ở tay
Da tay có thể gặp phải một số bệnh phổ biến tương tự như ở da chân. Bên cạnh đó còn bệnh ngoài da nổi mụn nước, rôm sảy, nấm móng, bệnh ngoài da tổ đỉa,…
3. Bệnh ngoài da ở môi
Các bệnh ngoài da ở môi có thể kể đến như mụn rộp, zona thần kinh, mụn nhọt, viêm môi cơ địa,…
4. Bệnh ngoài da ở lưng
Rất nhiều bệnh lý về da có thể xuất hiện tại da vùng lưng như lang ben, hắc lào, vảy nến, rôm sảy, mày đay, nấm,…
5. Bệnh ngoài da ở vùng kín nam giới, nữ giới
Nấm, viêm nang lông, rận mu, mụn cóc, mụn rộp sinh dục, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da cơ địa,… là những bệnh ngoài da ở vùng kín nữ giới và nam giới thường gặp.
Hình ảnh bệnh viêm nang lông
III – Bị bệnh ngoài da kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh ngoài da, người bệnh nên tuân thủ một số quy tắc trong chế độ ăn uống và chăm sóc da. Theo đó:
- Nên bổ sung:
– Các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, C, E như: Cam, chanh, cà rốt, ổi, dưa hấu, rau họ cải, súp lơ xanh…
– Các thực phẩm có tính kháng viêm như hành, tỏi, nghệ…
– Thực phẩm giàu omega 3
– Uống nhiều nước
– Tăng cường các loại nước ép rau quả.
Nước ép rau quả rất tốt cho người mắc bệnh ngoài da
- Nên kiêng:
– Người bị mắc các bệnh về da gây ngứa nên kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
– Kiêng ăn hải sản tôm, cua, ốc,…
– Không ăn các loại thực phẩm muối chua, lên men…
– Hạn chế mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da, hóa mỹ phẩm,…
( → Xem thêm: Bị viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì?)
IV – Cách chữa các bệnh ngoài da
Tùy theo từng loại bệnh, tình trạng bệnh mà có những phương pháp chữa bệnh khác nhau. Một số gợi ý chung dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo về:
1. Chữa bệnh ngoài da bằng đông y cho người lớn
Theo Y học cổ truyền, các chứng bệnh da liễu có biểu hiện gây ngứa ngoài da không chỉ do tác nhân bên ngoài. Căn nguyên của bệnh được cho là có liên quan đến chức năng phủ tạng, hệ miễn dịch suy yếu.
Cơ thể bị các yếu tố phong, hàn, thấp nhiệt xâm nhập. Do đó, các bệnh về da gây ngứa thường thuộc 2 thể là phong hàn và phong nhiệt.
Với sự kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc dùng cho nhiều loại bệnh da liễu, bệnh ngoài da ở nam giới, nữ giới, viêm da gây ngứa hoặc không gây ngứa hiệu quả.
Bài thuốc phù hợp với các chứng viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, eczema, tổ đỉa, á sừng. Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang hiệu quả trong điều trị các thể vảy nến.
Các vị thuốc Đông y
Bài thuốc kết hợp hơn 30 vị thuốc Nam quý như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Lá trầu không, Bí đao, Mật ong, Mò trắng…
Kết hợp 3 chế phẩm:
– Thuốc uống điều trị căn nguyên bên trong, giải độc, tăng cường miễn dịch
– Thuốc ngâm rửa giúp sát khuẩn, loại bỏ triệu chứng
– Tinh chất bôi có tác dụng dưỡng da, chăm sóc da từ lớp hạ bì, tái tạo và hồi phục tổn thương.
2. Chữa bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Đối với các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Mọi việc dùng thuốc, kem bôi đều rất thận trọng và có sự chỉ định của bác sỹ.
Vì thế, các bậc phụ huynh không tùy tiện mua thuốc điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh.
3. Chữa bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ
Một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em với mức độ nhẹ, có các biểu hiện ngứa ngoài da, có thể lựa chọn cách giảm ngứa tại nhà an toàn như:
– Dùng muối: Pha muối sạch với nước ấm để vệ sinh, ngâm rửa vùng da bị viêm giảm ngứa các bệnh ngoài da ở trẻ em.
Vệ sinh da bằng nước muối loãng để giảm viêm ngứa
( → Xem thêm: Trẻ bị mụn cóc phải làm sao? Nguyên nhân và cách trị mụn cóc ở trẻ em)
– Các loại lá: Dùng là trầu không, lá chè, lá kinh giới, lá khế, sài đất,… rửa sạch, đun sôi, để nguội dùng làm nước tắm gội, ngâm rửa, chấm lên vùng da bị ngứa, giúp sát khuẩn, giảm ngứa dùng cho bệnh ngoài da trẻ em thường gặp.
– Dùng mật ong: Có thể sử dụng mật ong nguyên chất thoa đều lên da để giảm ngứa, kháng khuẩn.
– Kem bôi: Nên lựa chọn các loại kem bôi làm giảm triệu chứng bệnh về da có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, nhất là dùng cho những bệnh ngoài da của trẻ sơ sinh.
Các trường hợp ngứa da dẫn đến viêm, xuất hiện mụn mủ, đau rát, nứt nẻ, không nên tùy tiện áp dụng các cách chữa tại nhà mà cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ chuyên khoa.
V – Cách phòng chống các bệnh ngoài da vào mùa hè, mùa đông
1. Phòng bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè
Để phòng tránh những bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè thì trong những ngày nắng nóng, nên mặc áo chất liệu mềm nhẹ, thoáng mát, luôn đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là vùng bị tổn thương.
Khi bị ngứa da, không nên gãi quá mạnh làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao. Không tự ý uống thuốc, bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để hạn chế bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè cần tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang bị các bệnh ngoài da.
Hạn chế sử dụng hóa mỹ phẩm có tính tẩy rửa mạnh
2. Cách bệnh ngoài da thường gặp vào mùa đông
– Hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ xát khiến da bị kích thích ngứa.
– Ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
– Uống 2 lít nước mỗi ngày, ăn hoa quả, tránh sử dụng chất kích thích.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm, cải thiện đáng kể tình trạng ngứa, khô da.
– Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Sau khi tắm, nên bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với độ tuổi và tính chất da.
– Nên dùng máy lọc không khí để loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà như phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn, lông động vật… cũng là cách để hạn chế bệnh ngoài da vào mùa đông.
– Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng,…
– Hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, các chất được lên men như dưa, cà muối chua…
Bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, do đó việc phòng bệnh cho cả gia đình là điều cần thiết. Hy vọng những nội dung trên về các bệnh ngoài da biểu hiện cách phòng chống sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
Nếu bạn còn băn khoăn nào về một số bệnh ngoài da và cách phòng chống như thế nào có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!