Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 24/08/2023

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt có sao không? Nên chăm sóc như thế nào?

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nhiều bậc phụ huynh cho biết trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nên họ thấy khá lạ và lo lắng không biết có sao không. Bài viết dưới đây của https://yoosun.vn/ sẽ giúp bạn biết được lý do vì sao một số trường hợp bé bị tay chân miệng không sốt.

Trẻ bị tay chân miêng nhưng không sốtTại sao trẻ bị tay chân miệng không sốt?

I – Tại sao nhiều bé bị tay chân miệng nhưng không sốt?

Bệnh tay chân miệng thường có các biểu hiện đặc trưng là nhiệt miệng, loét miệng, phát ban da dưới dạng phỏng nước, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói…

Tùy chủng virus gây tay chân miệng mà triệu chứng bệnh cũng không hoàn toàn giống nhau.

Ngoài thể tay chân miệng điển hình thì còn có thể tay chân miệng thể tối cấp và thể không điển hình.

Bé bị tay chân miệng không sốt có nguy hiểm khôngVì sao bệnh chân tay miệng không sốt?

– Thể tối cấp thường diễn tiến rất nhanh, có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 đến 48 giờ.

– Thể không điển hình thường không có triệu chứng gì hoặc có rất ít triệu chứng so với thể điển hình.

Nếu bệnh tay chân miệng không sốt, có thể do mắc phải thể không điển hình.

II – Bệnh tay chân miệng nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Bị tay chân miệng mà không sốt là điều khá bình thường. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng khi bé bị chân tay miệng nhưng không sốt.

Ba mẹ cũng không nên chủ quan trong quá trình chăm sóc bé bị bệnh chân tay miệng không sốt. Mẹ cần theo dõi cẩn thận, nếu em bé bị tay chân miệng có các triệu chứng dưới đây cần được đưa tới bệnh viện để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:

bé bị tay chân miệng nhưng không sốtTay chân miệng không sốt có nguy hiểm không?

– Trẻ giật mình thường xuyên, đặc biệt là các trường hợp giật mình nhiều hơn hai lần trong vòng 30 phút.

– Trẻ khóc rất nhiều. Về đêm, cứ khoảng 20 phút đến 30 phút lại thức dậy khóc một đợt.

– Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu hạ sốt khi đã uống Paracetamol.

III – Cách chăm sóc bé bị chân tay miệng không sốt

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chân tay miệng. Việc điều trị bệnh là điều trị các triệu chứng. Mặc dù không sốt nhưng trẻ vẫn có thể có các dấu hiệu khác như tiêu chảy, phát ban, loét miệng…

Để giảm khó chịu cho trẻ, ba mẹ có thể thực hiện như sau:

– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và Oresol để bù lại nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy, nôn ói.

– Có thể cho trẻ uống kẽm và Vitamin C để các vết loét trên niêm mạc miệng nhanh lành hơn. Ngoài ra, hai chất này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

– Chế độ dinh dưỡng của trẻ lên đảm bảo đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất xơ, chất béo, đạm.

– Nên cho bé ở trong môi trường thoáng khí để bé cảm thấy dễ chịu, không bị bí bách mặc dù phải cách ly với cộng đồng.

– Có thể tắm cho bé một cách nhẹ nhàng mà không làm vỡ các bọng nước.

– Quần áo, tã lót, đồ chơi của bé sau khi sử dụng cần được sát khuẩn kỹ càng.

– Trong khi điều trị ngoại trú, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh để phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Như vậy chúng ta đã biết tại sao trẻ bị chân tay miệng không sốt. Nếu bạn cần dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn thêm vui lòng liên hệ qua hotline miễn cước 1800.1125 trong giờ hành chính.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục