Trẻ bị tay chân miệng có ho không? Ho nhiều có sao không? Tư vấn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, bé nhà tôi năm nay 4 tuổi và đang bị tay chân miệng, kèm theo đó bé ho rất nhiều. Tôi muốn hỏi dược sĩ là bị tay chân miệng có ho không? Việc bé ho có phải là do bệnh tay chân miệng gây ra không? Rất mong được dược sĩ giải đáp câu hỏi này, xin cảm ơn!”
Trả lời:
Trong bài viết dưới đây, dược sĩ của Yoosun rau má sẽ chia sẻ đến bạn giải đáp của câu hỏi bệnh tay chân miệng có bị ho không?
Trẻ bị tay chân miệng có bị ho không?
I – Trẻ bị tay chân miệng có ho không?
Ho cũng có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
Bởi vì ho là cơ chế của cơ thể giúp đào thải virus ra ngoài, bảo vệ hệ thống hô hấp.
Trong trường hợp, trẻ bị tay chân miệng ho nhiều và kéo dài thì khả năng cao là virus đã làm tổn thương hoặc làm suy yếu hệ hô hấp.
Bé bị tay chân miệng có ho không?
II – Tay chân miệng bị ho có nguy hiểm không?
Như vậy, chúng ta đã biết được trẻ bị chân tay miệng có ho không? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ho do bệnh chân tay miệng gây ra có nguy hiểm không?
Thông thường ho sẽ xuất hiện khi bệnh chân tay miệng tiến triển đến cấp độ 2. Trong khi đó cấp độ 2 có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Đa phần các trường hợp đều khỏi bệnh và khỏi cả ho.
Qua đây, có thể thấy ho không phải là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng, nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý thì ho do bệnh tay chân miệng không hề nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu ho kéo dài dai dẳng, thậm chí ho ra máu hoặc tím tái người, ba mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo biến chứng liên quan đến hô hấp do bệnh tay chân miệng gây ra.
III – Mách mẹ giải pháp xử lý khi trẻ bị tay chân miệng bị ho
Khi triệu chứng ho còn ít ba mẹ có thể tự điều trị ho cho bé tại nhà theo các gợi ý dưới đây:
– Sử dụng bạc hà: tinh chất từ lá bạc hà giúp giảm ho, giảm sưng viêm, làm dịu cơn ho. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn giúp lưu thông đường hô hấp và hạ sốt khi bị tay chân miệng.
– Dùng chanh ngâm mật ong: Đây là loại thuốc dân gian dễ cho trẻ uống vì có vị chua ngọt tự nhiên. Trong chanh ngâm mật ong chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C nên có khả năng kháng khuẩn, làm sạch họng, tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp giảm ho.
– Dùng lá hẹ: Lá hẹ có thể dùng đun lấy nước uống hoặc là dùng trong các bữa ăn cho trẻ. Theo dân gian, lá hẹ đặc biệt có hiệu quả đối với các trường hợp ho do đờm vì giúp làm long đờm nhanh.
Dùng chanh ngâm mật ong giảm ho cho trẻ.
Khi bé bị tay chân miệng, bên cạnh áp dụng các biện pháp giảm ho, ba mẹ còn cần chú ý điều trị các triệu chứng khác như:
– Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm, có thể cho uống Paracetamol.
– Ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy và nôn ói bằng cách cho trẻ uống nhiều nước và uống thêm nước Oresol.
Nếu các triệu chứng kể trên không thuyên giảm sau một thời gian điều trị, thậm chí trẻ xuất hiện các triệu chứng khó chịu hơn như sốt cao không hạ được, ho nhiều, giật mình liên tục, quấy khóc suốt đêm không ngủ được… ba mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ điều trị và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Như vậy chúng ta đã được dược sĩ giải đáp câu hỏi bị tay chân miệng có bị ho không? Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125 trong giờ hành chính.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!