Tìm hiểu các giai đoạn bệnh thủy đậu: Hình ảnh, biểu hiện, xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thủy đậu tiến triển như thế nào qua từng giai đoạn? Giai đoạn bệnh thủy đậu nào là nguy hiểm nhất? Những điều gì cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu.
I – Dấu hiệu qua các giai đoạn bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường tiến triển qua 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh được tính từ thời điểm người bệnh tiếp xúc với virus Varicella Zoster. Giai đoạn này thường kéo dài 10 – 21 ngày. Tùy theo thể trạng và sức đề kháng của đối tượng nhiễm bệnh mà thời gian ủ bệnh của mỗi người không giống nhau.
Ở giai đoạn này, hầu như chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Có nhiều trường hợp, virus đã gây nhiễm trùng tại phổi và mắt nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài.
2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh và thường kéo dài 3 – 5 ngày. Đây là khoảng thời gian virus gây nhiễm trùng và cơ thể bắt đầu có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói, chảy nước mũi, sốt nhẹ, đau họng,…
Sau 1 – 2 ngày, da bắt đầu xuất hiện mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da. Một số người còn xuất hiện triệu chứng viêm họng, nổi hạch sau tai.
Các nốt mẩn đó bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn khởi phát.
Hầu hết những triệu chứng của giai đoạn khởi phát không phải là điển hình của bệnh thủy đậu. Do đó, nhiều người chưa thể phát hiện ra, dễ nhầm lẫn với bệnh cúm, sốt thông thường.
3. Giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn khởi phát, virus gây bệnh thủy đậu bắt đầu xâm nhập vào hệ bạch huyết. Các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và nặng hơn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời như không có sức, sốt vừa hoặc sốt cao, kèm với các cơn đau đầu dữ dội.
Hình ảnh các nốt mụn thủy đậu.
Theo thời gian, các nốt mụn nước ngày càng lây lan khắp cơ thể, có thể mọc ở những vị trí khó chịu như mí mắt, niêm mạc miệng, bàn tay, mông hay vùng kín. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, có trường hợp có biểu hiện nôn ói hoặc đau nhức cơ xương khớp.
4. Giai đoạn hồi phục
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, xuất hiện sau giai đoạn khởi phát khoảng 7 – 14 ngày. Các nốt mụn nước bắt đầu đóng vảy và cứng lại, tạo thành vết lõm nhỏ trên da. Giai đoạn này, khả năng lây nhiễm của bệnh giảm.
Nếu không xảy ra những biến chứng khác thì các mụn nước sẽ khô dần và lành lại. Nhưng nếu người bệnh bị nhiễm trùng thì các mụn nước sẽ để lại sẹo, thậm chí là sẹo lõm vĩnh viễn.
II – Bị thủy đậu giai đoạn nào là nguy hiểm nhất?
Giai đoạn toàn phát được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất của thủy đậu. Bởi đây là thời điểm lây lan mạnh nhất của bệnh. Lúc này, virus phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào hệ bạch huyết và được máu đưa đi khắp cơ thể.
Bệnh thủy đậu có thể lây lan qua 2 con đường chính là:
– Tiếp xúc trực tiếp: Lây lan qua đường hô hấp từ các giọt dịch tiết khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trong cái nốt phỏng mụn.
– Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ và người lớn tiếp xúc với dịch tiết của nốt phỏng hoặc niêm mạc khi những chất này bám vào đồ dùng, vật dụng.
III – Cách chăm sóc theo từng giai đoạn thủy đậu
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu theo từng giai đoạn:
1. Giai đoạn ủ bệnh
Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc tại nhà, nhưng cần khẩn trương cách ly để tránh lây truyền bệnh sang cho người khác.
Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa nhẹ nhàng với nước ấm.
2. Giai đoạn khởi phát
Nên uống nhiều nước và hạn chế ra gió hoặc bật quạt quá mạnh. Không được ăn các đồ cay, nóng, đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế thực phẩm như kem, bơ, phô mai,…
Tránh ra gió, mặc quần áo rộng, vải mềm, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cọ sát làm vỡ các nốt phỏng nước, gây nguy cơ nhiễm trùng.
3. Giai đoạn toàn phát
Chấm hồ nước, subạc vào nốt ban đỏ nhằm giúp các nước phỏng nước khô nhanh hơn. Khi phỏng nước bị vỡ ra, có thể bôi dung dịch xanh Methylen, tím Gentian,… nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.
Thường xuyên thay giặt chăn, ga, gối,… để đảm bảo sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng da..
4. Giai đoạn hồi phục
Cần tránh cho người bệnh tiếp xúc thêm với virus gây bệnh trong giai đoạn này, để tránh nhiễm trùng da, gây sẹo lõm. Ngoài ra, nếu thấy có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời..
Mong rằng, các thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được các dấu hiệu của thủy đậu qua từng giai đoạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!