Cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà nhanh khỏi và an toàn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách chăm sóc người bị thủy đậu cẩn thận và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc giúp bệnh nhanh khỏi và không để lại sẹo cho bạn tham khảo và áp dụng.
I – Hướng dẫn cách chăm sóc người bị thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây qua đường hô hấp do hít phát những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh. Bệnh đặc trưng bởi phát ban dạng bọng nước ở da và niêm mạc. Chúng thường diễn biến lành tính nhưng cũng có thể gây tử vong khi biến chứng viêm não hoặc hội chứng Reye.
Để người bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bố mẹ cần nắm được các cách chăm sóc bệnh thủy đậu cụ thể như sau:
1. Thời kỳ ủ bệnh và khởi phát
Khi người bệnh ở giai đoạn này các triệu chứng thủy đậu chưa rõ ràng nên rất khó nhận biết. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 21 ngày trung bình từ 14-17 ngày.
Sau khoảng 24 đến 48 giờ, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
– Sốt nhẹ, có thể không sốt.
– Mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.
– Phát ban, khởi đầu là những hồng ban nổi gờ trên da, kích thước khoảng vài mm. Chúng tồn tại khoảng 24 giờ trước khi chuyển thành bóng nước.
Khi bệnh ở giai đoạn này bạn cần biết cách lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thủy đậu để bệnh nhanh khỏi, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
– Cách ly người bệnh: Đây là quy trình chăm sóc bệnh thủy đậu đầu tiên bạn nên thực hiện. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ lây lan qua đường hô hấp.
Vì vậy, bạn nên cách ly người bệnh để tránh lây lan cho người khác. Người bệnh nên nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời. Nên cách ly trong khoảng 7 đến 10 ngày cho tới khi các nốt đã bong vảy và vô hoàn toàn.
Cho người bị thủy đậu thuốc thuốc hạ sốt khi bị sốt cao.
– Uống thuốc giảm đau: Khi bị thủy đậu, bên cạnh các nốt mụn nước phát ban khắp cơ thể, người bệnh còn cảm thấy đau nhức bởi những mụn nước mọc trong miệng có thẻ gây ra vết loét và đau rát… Lúc này, để cảm thấy thoải mái người bệnh có thể sử dụng paracetamol do bác sĩ kê.
– Uống hạ sốt: Khi bị nhiễm virus thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ dần tăng nhiệt để “chiến đấu” lại những tác nhân gây bệnh và tình trạng nhiễm trùng. Sốt là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở những ngày khởi phát bệnh. Do đó, người bệnh cần được uống thuốc hạ sốt để điều hòa thân nhiệt ổn định trở lại.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể cũng là cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà cần làm mỗi ngày. Việc tắm, gội đầu tóc, toàn thân nên được thực hiện nhẹ nhàng dưới nước ấm, tuyệt đối không chà sát mạnh. Việc làm này giúp cơ thể luôn được sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và mau chóng hồi phục sức khỏe.
– Bôi thuốc: Nếu không biết cách chăm sóc người bệnh thủy đậu dễ hình thành các nốt sẹo thâm, sẹo lõm lâu dài trên da. Mụn nước xuất hiện nhiều ở mặt, lưng sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Sau khi khô lại, kết vảy bong ra để lại nhiều vết thâm.
Do đó, người bệnh nên dùng thuốc bôi để hạn chế những vết sẹo khi khỏi bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát bác sĩ có thể chỉ định bôi thuốc Acyclovir dùng trong vòng 24 giờ khi bắt đầu xuất hiện phát ban để đạt được hiệu quả như mong muốn.
– Mặc đồ rộng rãi: Khi chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em hay cho người lớn bạn cũng nên chú ý tới trang phục. Người bệnh nên mặc quần áo thoáng mát, được làm từ chất liệu mỏng, nhẹ.
– Cắt móng tay cho người bệnh: Người bị thủy đậu nên được cắt ngắn móng tay và giữ vệ sinh sạch sẽ.
2. Cách chăm sóc người bị thủy đậu ở giai đoạn toàn phát
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ giảm sốt. Nếu trường hợp vẫn sốt cao có thể do bội nhiễm.
Hồng ban nhanh chóng chuyển thành bọng nước trong vòng 24 giờ. Trên da nổi bóng nước tròn trên nền viền da hồng có đường kính khoảng 3 đến 13mm. Lúc đầu chúng chứa dịch trong, sau 24 hóa đục.
Khi bệnh ở giai đoạn này bạn nên áp dụng một số cách chăm sóc thủy đậu như:
Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Bôi thuốc: Khi các nốt mụn nước do thủy đậu bị vỡ ra người bệnh có thể sử dụng thuốc xanh methylen để bôi. Xanh methylen bôi thủy đậu là thuốc có tính sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tránh sự lây lan của virus thủy đậu. Đồng thời giúp các nốt mụn nước nhanh khô miệng và kết vảy.
– Bổ sung dinh dưỡng: Đây cũng là một trong những cách chăm sóc người bị thủy đậu nhanh chóng hồi phục. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus thủy đậu.
Theo đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe được chế biến dạng lỏng, dễ tiêu hóa như canh, cháo,… Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều rau, hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế hoạt động mạnh: Bạn nên cho người bệnh nghỉ ngơi nhiều, hạn chế các hoạt động mạnh làm tiêu hao năng lượng cơ thể, sức đề kháng.
3. Cách chăm sóc thủy đậu tại nhà trong giai đoạn hồi phục
Sau 1 tuần, bọng nước đóng vảy rồi bong. Trong giai đoạn này bạn cần biết cách chăm sóc người bị thủy đậu để tránh gặp phải những nốt sẹo không mong muốn.
Dưỡng ẩm da thường xuyên để tránh bị sẹo sau thủy đậu.
Sau khi các nốt thủy đậu se lại sẽ đóng vảy. Đây chính là quá trình lành sẹo da đang phục hồi nên gây ngứa ngáy. Vì vậy, người bị thủy đậu không nên dùng tay gỡ, bóc các vảy khiến cho lớp da non chưa lành hẳn bị bội nhiễm và tạo seo.
Bạn không nên cho người bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá sớm. Bởi ánh nắng mặt trời có thể khiến các vảy bong sớm, nguồn nhiệt cũng khiến vết sẹo dễ bị thâm do làm tăng các yếu tố kích thích tăng sản xuất melanin ở biểu bì đang tạo.
Bạn hướng dẫn cho người bệnh biết cách chăm sóc da ở giai đoạn sau rụng vảy. Việc bôi hoặc tắm nước lá không vệ sinh cũng có thể khiến lớp da non bị dị ứng thậm chí gây nhiễm trùng và tạo sẹo xấu.
Người bị thủy đậu có thể dưỡng da bằng tinh dầu tự nhiên hoặc sử dụng kem trị sẹo để ngăn ngừa sẹo thâm hình thành sau khi bị thủy đậu.
II – Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu
Khi chăm sóc người bị thủy đậu bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
– Khi vệ sinh cơ thể cho người bệnh tránh chà xát mạnh làm tổn thương, vỡ các nốt mụn nước.
– Không tắm cho người người bệnh bằng nước lạnh.
– Không sử dụng lá cây tắm hoặc dùng đắp lên những nốt mụn nước.
Không làm tổn thương các nốt thủy đậu khi tắm.
– Không tự ý mua thuốc cho người bị thủy đậu uống hoặc bôi khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Tránh cho người bệnh ăn những thực phẩm khó tiêu.
Thủy đậu là bệnh lý có diễn biến lành tính nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cách chăm sóc người bị thủy đậu tại nhà nếu người bệnh bị sốt cao > 39 độ kèm theo những biểu hiện như khó thở, lừ đừ, co giật, hôn mê…bạn nên nhanh chóng đưa tới các cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời, tránh các sự số đáng tiếc có thể xảy ra.
Tham khảo thêm:
- So sánh sởi và thủy đậu: Điểm giống nhau và khác nhau
- Xét nghiệm thủy đậu như thế nào? Phương pháp, giá cả, địa chỉ
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!