Bị dị ứng nước phải làm sao? Triệu chứng và cách chữa dị ứng với nước
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tình trạng dị ứng nước xuất hiện khi da bị mề đay, mẩn ngứa do tiếp xúc với nước giếng, nước máy, nước hồ bơi, nước hóa chất… Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục để bạn đọc có thể tham khảo.
I – Dị ứng nước là như thế nào?
Dị ứng nước là hiện tượng biểu bì da bị kích ứng với nguồn nước đang tiếp xúc, sử dụng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do trong nước có chứa thành phần không hợp với làn da của người dùng, thậm chí có cả trường hợp dị ứng nước sạch.
Dị ứng nước
Khi đó cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng da, giải phóng các kháng thể để chống lại dị nguyên, đồng thời lượng histamin dưới da cũng sẽ tăng lên đột ngột gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn và các biểu hiện dị ứng khác.
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng nước đều có các dấu hiệu nhận biết xuất hiện trên bề mặt da còn được gọi là viêm da tiếp xúc.
Bệnh dị ứng nước ở trẻ em và người lớn là bệnh ngoài da mạn tính thường không phổ biến. Hiện nay, vẫn chưa thể tìm ra căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và điều trị, các chuyên gia nhận thấy tình trạng này có mối liên quan mật thiết đến cơ địa và di truyền.
Ngoài ra, có thể làn da của người dùng không tương thích với hợp chất Oxy và Hidro cũng gây dị ứng.
(→ Xem thêm: Nguyên nhân dị ứng nước rửa chén)
II – Triệu chứng dị ứng nước
Dị ứng nước đặc trưng bởi những tổn thương bề mặt da, có thể quan sát và nhận biết qua các dấu hiệu:
– Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, ngứa ngáy
– Phát ban diễn ra nhanh chóng tại da tay da mặt dị ứng với nước hoặc toàn thân
Dị ứng gây phát ban da, nổi mẩn, mề đay
– Tình trạng nổi mề đay có thể lan rộng từ khu vực tiếp xúc với nước sang những vùng da lân cận
– Dị ứng nước bị nổi mụn nhọt, mụn nước
– Một số biểu hiện sốc phản vệ như khó thở, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, khó nuốt,…
Khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng, nhất là sốc phản vệ người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng.
III – Những loại nước dễ bị dị ứng
Tất cả các loại nước đều có thể kích hoạt phản ứng dị ứng trên da bao gồm các nguồn nước tự nhiên, nhân tạo và hóa mỹ phẩm:
1. Dị ứng nước lạnh
Tình trạng da bị ngứa khi gặp nước lạnh là một hiện tượng ngoài da phần lớn là do cơ địa nhạy cảm, làn da dễ bị kích ứng với một số thành phần có trong nguồn nước gây dị ứng với nước lạnh nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh dị ứng nước lạnh như bệnh cước, mề đay Aquagenic, hội chứng Raynaud.
Một số người sau khi tiếp xúc với nước lạnh có thể bị ngứa da
2. Dị ứng nước hồ bơi
Nước ở hồ bơi thường chứa nhiều vi trùng, sinh vật, chất hóa học và chất khử trùng nước. Vì vậy, khi tiếp xúc với nguồn nước này sẽ có nguy cơ bị dị ứng nước hồ bơi.
Người có tiền sử bị dị ứng với nước hồ bơi cần hạn chế đi bơi, tắm ở các bể bơi.
3. Dị ứng với nước máy
Nước máy là nguồn nước đã được xử lý, khử trùng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện xử lý nước, nhà máy có sử dụng một số chất hóa học để làm sạch nước.
Khi nồng độ những chất này đạt mức cao hoặc các trường hợp có cơ địa nhạy cảm sẽ gây dị ứng nước máy nổi mụn, ngứa ngáy.
4. Dị ứng với nước mưa
Với hiện trạng ô nhiễm ngày càng cao dẫn đến lượng nước mưa cũng chứa các hoạt chất gây hại. Khi da tiếp xúc với các độc tố này sẽ dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Đây thực chất là một triệu chứng ngoài da, là giải đáp cho thắc mắc dị ứng nước mưa là bệnh gì.
Tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân gây dị ứng nước mưa
( → Xem thêm: Biểu hiện của dị ứng nước hoa)
5. Dị ứng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý mang lại nhiều tác dụng, có thể sử dụng trên cả vết thương hở rất an toàn vì vậy việc dị ứng với nước muối sinh lý cực hiếm.
Tuy nhiên một số trường hợp dị ứng có thể đến từ nguyên nhân lạm dụng quá nhiều, dùng sản phẩm kém chất lượng hoặc sử dụng trong tiêm truyền không đúng chỉ định.
6. Dị ứng nước giếng
Nguồn nước giếng thường không được xử lý và khử trùng có thể khiến người dùng bị dị ứng nước giếng khoan, viêm da.
7. Dị ứng nước rửa tay
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nước rửa tay với đa dạng mùi hương, kiểu dáng, chủng loại. Một số người có cơ địa dị ứng với các chất tẩy rửa hoặc thành phần có trong nước rửa tay gây ra tình trạng dị ứng.
8. Dị ứng với nước biển
Nước biển chứa hàm lượng muối cao cùng các tạp chất khác. Khi cơ địa hoặc làn da không tương thích với các tạp chất trong nước biển có thể dẫn đến các triệu chứng dị ứng nước muối biển.
9. Dị ứng nước giặt quần áo
Tình trạng da khô ráp, bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy sau khi dùng nước giặt là triệu chứng của viêm da dị ứng tiếp xúc. Nguyên nhân dị ứng có thể là do các thành phần trong nước giặt, mùi hương,…
Nước giặt quần áo có chứa các thành phần dễ gây dị ứng
Ngoài các nguồn nước gây dị ứng ở trên, còn có thể kể đến dị ứng nước khoáng, dị ứng nước lọc, dị ứng với nước clo,…
IV – Bị dị ứng nước nên làm gì?
Hầu hết các trường hợp dị ứng với nước không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng các triệu chứng có thể tái đi tái lại nhiều lần gây phiền toái cho sinh hoạt và cuộc sống.
Do đó, không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này, điều cần làm là áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý.
1. Dị ứng nước uống thuốc gì?
Dựa vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc chữa dị ứng nước phù hợp với từng bệnh nhân.
Khi các triệu chứng dị ứng nước khởi phát sẽ khiến hàm lượng histamin trong cơ thể tăng cao, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da.
Để kiểm soát các triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin H1 như Dexclorpheniramin, Hydroxyzine,…Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi bị dị ứng nước phải làm sao?
Thuốc kháng Histamin giúp kiểm soát triệu chứng
Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,… Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
2. Dị ứng nước bôi thuốc gì?>
Cách điều trị dị ứng nước bằng thuốc bôi ngoài da được bác sỹ chỉ định có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng đau, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương da do dị ứng nước gây ra.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thuốc uống và thuốc bôi cho bệnh nhân để đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận hoặc gây ngộ độc,…
3. Khắc phục dị ứng nước không cần dùng thuốc
Khi dị ứng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như:
– Dùng mật ong: Thoa mật ong lên vùng da bị dị ứng kể cả da mặt bị dị ứng với nước và đợi trong 10 – 15 phút sau đó rửa lại với nước ấm giúp làm dịu da, kháng khuẩn rất tốt.
Mặt bị dị ứng nước phải làm sao? Dùng mật ong làm dịu da dị ứng
– Nha đam: Sử dụng phần gel trong lõi nha đam và đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch có tác dụng giảm ngứa, giảm khô da, hỗ trợ giảm mụn.
– Trà hoa cúc: Thức uống này không chỉ giúp tinh thần thoải mái mà còn hỗ trợ đẩy lùi các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay,…
– Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm
Làn da bị dị ứng thường có sức đề kháng kém và dễ bị tổn thương do đó trong thời gian này, người bị dị ứng nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên nhằm cân bằng độ pH cho da, duy trì độ ẩm và phục hồi màng lipid.
Đồng thời còn cải thiện hiện tượng căng rát, bong tróc và nứt nẻ do sử dụng các nguồn nước, hóa mỹ phẩm có thành phần kích ứng cao. Đó cũng là một gợi ý cho người bệnh đang thắc mắc dị ứng nước thì phải làm sao?
Đối với làn da dị ứng đang rất nhạy cảm nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có tính chất mát lành, dịu nhẹ, an toàn. Kem bôi da Yoosun rau má là một gợi ý hữu ích trong trường hợp này.
Thoa kem Yoosun rau má
Với thành phần chủ yếu gồm dịch chiết rau má cùng với vitamin E và các hoạt chất vừa giúp dưỡng ẩm da hiệu quả lại có thể giảm ngứa, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm nhanh lành tổn thương.
Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, phù hợp cho mọi làn da và có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc trên toàn quốc.
Ngoài những cách xử lý trên, dị ứng nước kiêng gì bệnh nhân cần chú ý:
- Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng
- Kiêng sử dụng hóa mỹ phẩm có thành phần đã từng gây dị ứng
- Kiêng các đồ uống có ga, cồn, các chất kích thích khi đang bị dị ứng.
Hy vọng nội dung trên đây về hiện tượng dị ứng nước đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về tình trạng này. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được tư vấn giải đáp bởi dược sỹ.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!