Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 29/07/2020

Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Triệu chứng và cách xử lý

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trẻ nhỏ rất dễ bị ứng thời tiết gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vậy nguyên nhân vì sao lại có tình trạng này? Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?

I – Thông tin cần biết về dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng rất phổ biến xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, nhiệt độ và không khí.

Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng và người có hệ miễn dịch kém trong đó có đối tượng trẻ em.

1. Trẻ bị dị ứng thời tiết là như thế nào?

Theo một số thống kê, phần lớn các trường hợp bị dị ứng thời tiết xảy ra ở trẻ nhỏ bởi nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch kém và cơ địa nhạy cảm hơn so với người trưởng thành. 

Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiếtHình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em xảy trong điều kiện thời tiết khô hanh, lạnh, thời tiết nóng ẩm hoặc xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi một cách đột ngột).

2. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết trẻ em

Đây cũng là thông tin phụ huynh cần nắm rõ trước khi tìm hiểu bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Trẻ bị dị ứng thời tiết nên làm gì? để khắc phục.

Nguyên nhân chính gây hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ em là do hệ miễn dịch kém và thể trạng yếu nên nhạy cảm hơn trước những thay đổi về nhiệt độ, không khí, gió, ánh nắng và độ ẩm.

Sự thay đổi đột ngột này khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên IgE nhằm đối kháng với yếu tố kích thích. 

Tuy nhiên, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên có thể thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamin, từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bé bị dị ứng thời tiết như:

  • Xuất hiện phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí
  • Độ ẩm tăng cao và nhiệt độ nóng khiến da đổ nhiều mồ hôi và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng.

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ emThời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ bị dị ứng

3. Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch còn yếu ớt nên các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và lan tỏa nhanh chóng, dị ứng thời tiết thường gây ra tổn thương da và một số triệu chứng toàn thân khác. 

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết thường nổi mề đay, ngứa da, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và đau họng

Da châm chích, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ, mọc khu trú hoặc lan tỏa.

Tổn thương da trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa có thể khiến vùng da xung quanh bị đỏ, viêm nhẹ và nóng rát.

Các sẩn đỏ trên da thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên khi có ma sát, gãi, cào,…

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em gây tổn thương da thường khởi phát ở mặt, cổ, ngực, tay, chân và có thể lan tỏa ra trên phạm vi rộng hoặc thậm chí lây lan toàn thân.

Trẻ có thể bị sốt nhẹ do phản ứng quá mức của các mao mạch trên da.

Đi kèm với một số triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa mũi,…cũng là dấu hiệu dị ứng thời tiết ở trẻ em.

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏTrẻ bị ngạt mũi, sổ mũi do thời tiết

Một số trẻ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,…

Ở những trẻ có các bệnh lý cơ địa, dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.

4. Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Sau khi nắm được định hướng nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết? Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? phụ huynh cần chú ý thêm một số điều cần kiêng cho trẻ sau:

Trẻ em bị dị ứng thời tiết nên kiêng các loại thực phẩm gây dị ứng như thực phẩm nhiều đạm, món ăn cay nóng, thực phẩm lạnh, thực phẩm lên men, đồ uống có ga,..

– Trong điều kiện thời tiết có gió nhiều, nên đóng cửa sổ để hạn chế tình trạng trẻ tiếp xúc với dị nguyên khi trẻ bị dị ứng thời tiết.

– Trong trường hợp dị ứng thời tiết lạnh, nên giữ ấm cho trẻ đồng thời tránh để trẻ di chuyển và vui chơi ngoài trời.

– Tránh thói quen mặc quần áo chật có thể làm tăng ma sát lên da, khiến da bị kích thích và dễ bị dị ứng.

– Trong thời gian chuyển mùa, nên tránh để da bé bị dị ứng thời tiết quá bong tróc và khô ráp.

– Trẻ thường xuyên bị dị ứng thời tiết và có cơ địa nhạy cảm nên tránh tiếp xúc với yếu tố kích thích, dễ gây dị ứng như: Khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi trong không khí, nấm mốc, hóa mỹ phẩm có độ kích ứng cao, lông chó mèo, nọc độc côn trùng, nhựa thực vật,…

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gìTránh cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, mạt bụi trong không khí

(→ Xem thêm: Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Biểu hiện và cách xử lý)

II – Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ở những trẻ có triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể cải thiện và chăm sóc tại nhà.

Ngược lại với những trẻ có dấu hiệu bùng phát cơn ho dị ứng thời tiết ở trẻ em hoặc có các triệu chứng nặng nề, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Không giống với người trưởng thành, trẻ nhỏ thường có cơ địa nhạy cảm và dễ mẫn cảm với các loại thuốc điều trị.

Vì vậy, trong cách trị dị ứng thời tiết cho bé phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc, thay vào đó nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc, cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em phù hợp với độ tuổi, đặc biệt là trẻ 1 tuổi bị dị ứng thời tiết.

Bé bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Một số loại thuốc được chỉ định trong cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết như thuốc Epinephrine, thuốc kháng histamine, kem bôi dưỡng ẩm có thành phần nhẹ dịu như A-derma, Vaseline, Eucerin, Cerave và Cetaphil.

Em bé bị dị ứng thời tiết phải làm saoSử dụng kem bôi theo chỉ định của bác sỹ

Các loại thuốc cho trẻ em dị ứng thời tiết phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ, đồng thời tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc.

III – Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn ngứa cha mẹ  có thể dùng các loại thảo dược như: Lá trầu không, lá quế, lá tía tô, sả, khế chua, kinh giới,… để tắm hoặc ngâm tay, chân giúp cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn, nên sử dụng các loại lá tắm sạch, ngâm rửa kỹ để loại bỏ bụi, lông, côn trùng trên thảo dược trước khi đun nước tắm.

Chú ý nước tắm cho em bé bị dị ứng thời tiết phải phù hợp với nhiệt độ cơ thể và thời tiết, nên tắm nhanh, tắm nơi kín gió và tạm ngưng sử dụng các hóa mỹ phẩm.

IV – Giảm triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ kem bôi da Yoosun rau má

Khi thời tiết chuyển sang lạnh, các màng lipid của da bị phá vỡ khiến da trẻ thường bị khô rát, cha mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thoa đều lên vùng da bị dị ứng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp phục hồi da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiếtThoa kem Yoosun rau má dịu mẩn ngứa cho bé

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… Kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn thích hợp trong những trường hợp này.

Thoa kem Yoosun rau má khi da bị mẩn ngứa nhẹ, khô rát giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da. 

Với chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cho bé cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.

Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.

Cách sử dụng cho trẻ là sau khi vệ sinh da, thoa trực tiếp một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần phù hợp trong thời tiết nóng hoặc dị ứng thời tiết lạnh ở trẻ em khi da bị mẩn ngứa, khô ráp.

Bị dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể được điều trị và phòng ngừa tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh có thể tái phát nhiều lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ địa như viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ, viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng,… Vì vậy cha mẹ nên chủ động cho trẻ thăm khám, điều trị và có biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục