Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 26/04/2024

Bị ruồi trâu đốt có sao không? Cách xử lý và phòng tránh

11 phút đọc Chia sẻ bài viết

Ruồi trâu là một loài côn trùng to, thường hay cắn gia súc, nhưng cũng có thể tấn công con người. Ruồi trâu cắn thường ít lây truyền bệnh, tuy nhiên có thể gây đau nhức dai dẳng, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

I – Ruồi trâu là con gì? Ruồi trâu sống ở đâu?

Ruồi trâu là một loài ruồi sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú (kể cả con người). Ruồi châu có tên khoa học là Tabanidae thuộc bộ 2 cánh Diptera. Hiện nay có rất nhiều họ ruồi trâu đang sinh sống. Trong đó có nhiều loài đẻ trứng tạo nên kí sinh trùng nguy hiểm cho vật nuôi và con người.

Con ruồi trâu là gìRuồi trâu thường xuất hiện ở khu vực nuôi gia súc

Ruồi trâu khi trưởng thành sẽ có đôi mắt kép nổi bật, bộ râu ngắn gồm có 3 đoạn và thân rộng. Ở con cái, đôi mắt cách xa nhau, còn ở ruồi đực thì mắt gần như chạm vào nhau.

Thân hình của ruồi trâu to hơn hẳn so với các họ ruồi khác. Chúng có nhiều lông và sọc khắp thân. Đó là giải đáp đầu tiên cho câu hỏi ruồi trâu là gì.

Ruồi trâu được biết đến nhiều nhất với giai đoạn ấu trùng (hay còn gọi là giòi). Ấu trùng phát triển dưới bề mặt của da, thân hình chúng màu trắng và có gai nhỏ màu đen. Chiều dài cơ thể từ 12mm – 19mm và có màu sắc cơ thể khác nhau tùy loài.

Con ruồi trâu thường xuất hiện nhiều ở xung quanh gia súc như ngựa, trâu bò và những động vật lớn khác. Chúng được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới ngoại trừ một số hòn đảo và vùng cực (Hawaii, Greenland, Iceland. Chúng chủ yếu sống ở những nơi ấm áp với địa điểm ẩm ướt thích hợp cho việc sinh sản.

Ruồi trâu khi trưởng thành ăn mật hoa và dịch tiết của thực vật. Chỉ có ruồi trâu cái mới cắn động vật có xương sống trên cạn, kể cả con người, để lấy máu.

Bộ phận miệng của ruồi đực thường yếu, nhưng con cái có miệng đủ mạnh với cặp lưỡi sắc bén và một bộ phận tương tự như bọt biển để cắn hút máu những động vật lớn. Ruồi cái hút máu nhằm mục đích lấy đủ protein từ máu để sản xuất trứng.

Ruồi cái có thể truyền bệnh qua đường máu từ động vật này sang động vật khác thông qua thói quen kiếm ăn cửa mình.

II – Bị ruồi trâu đốt có sao không?

Ruồi trâu là một loài gây hại cho gia súc, động vật có vú và cả con người. Vậy con ruồi trâu cắn có sao không?

Vết cắn của ruồi trâu có vẻ đáng sợ vì chúng rất đau và ngứa nhưng thường không quá nguy hiểm. Tình trạng sưng tấy hoặc đi kèm một số triệu chứng khác có thể tự giảm sau vài ngày.

Một số trường hợp bị ruồi trâu đốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như:

1. Gây nên những phản ứng trên da

Có một số người khi bị ruồi trâu đốt gặp phải các phản ứng da cục bộ như viêm, sưng tấy dai dẳng. Điều này khiến cho họ cảm thấy khó chịu, khó có thể tập trung vào công việc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.

vết cắn của ruồi trâuRuồi trâu đốt gây đau nhức, sưng tấy.

Phản ứng cục bộ trên da xuất hiện với những nốt đốt với các kích thước khác nhau. Đây chỉ là triệu chứng khi bị ruồi trâu đốt chứ không phải là bệnh lý nên không gây nguy hiểm tới tính mạng.

Với trường hợp người bị ruồi trâu đốt bị phản ứng da cục bộ ở mức độ nhẹ thì tình trạng này có thể tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này trở nên nghiêm trọng thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt là trong những ngày hè oi bức.

2. Nhiễm trùng da do vi khuẩn

Ruồi trâu đốt không chỉ gây đau mà còn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Khi bị ngứa, việc gãi quá mạnh sẽ khiến cho vùng da bị tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng da.

Khu vực bị nhiễm trùng thường có một số dấu hiệu sau:

– Sốt và ớn lạnh.

– Sưng, đổi màu da hoặc có vệt đỏ xung quanh vùng bị cắn.

– Vết phồng tột chứa nhiều chất lỏng xung quanh vết cắn.

– Da xung quanh vết cắn có nhiệt độ ấm hơn so với bình thường.

– Có nước hoặc chảy ra từ vết ruồi trâu cắn.

– Các bạch huyết bị sưng, đặc biệt là những hạch gần vùng bị cắn.

– Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

– Nếu bạn có những vệt đỏ trên da, sốt, ớn lạnh, đau nhức… nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Tăng nguy cơ bị bệnh tularemia

Bệnh tularemia hay còn có tên gọi khác là bệnh sốt thỏ. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do trực khuẩn Francisella tularemia gây nên. Loại khuẩn này thường nằm ở đường ruột, tồn tại trong nhiệt độ 40 độ C, chúng sống trong nước và đất ẩm trên 4 tháng.

Bệnh tularemia có thể lây truyền thông qua một vết chích của bọ chét hoặc ruồi trâu sống trên hươu nai. Khi bị tularemia người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

– Hạch vùng sưng to, đau hoặc có thể bị mưng mủ.

– Các tổn thương ban đầu thường xuất hiện ở trong mắt, đầu chi.

– Buồn nôn, đau đầu đột ngột.

– Tại vị trí vết thương có những nốt sẩn hồng rồi nhanh chóng trở thành vết loét.

– Bệnh tularemia có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy những biểu hiện nêu trên bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám.

4. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi bị ruồi trâu cắn. Hiện tượng này có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu như không được xử lý, cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Bị ruồi trâu đốt có sao khôngRuồi trâu đốt nếu không xử lý đúng cách có thể bị sốc phản vệ.

Sốc phản vệ xuất hiện nhanh chóng, ngay lập tức. Nếu như triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Khi bị sốc phản vệ, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng như:

– Sưng lưỡi, môi hoặc cổ họng.

– Khó thở, thở khò khè.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

– Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

5. Truyền nhiễm một số bệnh lý nguy hiểm

Ruồi trâu là loài côn trùng máu, chúng thường cắn người, động vật để hút máu. Những vết cắn không chỉ gây đau đớn, sưng tấy mà còn có thể truyền các bệnh nhiễm trùng.

Ruồi trâu có khả năng truyền bệnh từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người. Chúng có thể làm truyền nhiễm các vi khuẩn, virus gây nên những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, viêm não Nhật Bản cùng với nhiều bệnh khác.

Hãy đi khám bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng dị ứng nào hoặc trên da xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ. Một số vết cắn của ruồi trâu cũng có thể dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn nên cần hết sức cảnh giác.

III – Vì sao ruồi trâu cắn người?

Không phải tất cả ruồi trâu trưởng thành đều đốt động vật, con người. Chỉ có con cái mới có phần miệng có khả năng làm rách da và hút máu. Chỉ có ruồi cái mới cần thức ăn là máu.

Tiến sĩ Daniel Whitmore, người phụ trách cao cấp của Diptera và Siphonaptera tại Bảo tàng, giải thích: “Chúng cần lượng protein đầu vào cao để giúp phát triển trứng sau khi thụ tinh”. Con đực không cần đẻ trứng nên không cần máu.

Vì sao ruồi trâu cắn ngườiRuồi trâu cắn người để hút máu.

Mùi cơ thể của con người thường hấp dẫn ruồi. Bởi chúng dựa vào khứu giác để tìm thức ăn và mùi tỏa ra từ cơ thể con người chính là thức ăn ngon của chúng.

Mồ hôi của con người chứa nhiều chất nhờn, nguyên tố vi lượng, đây chính là món khoái khẩu của ruồi. Loại dịch này có mùi đặc trưng mà ruồi có thể dễ dàng nhận biết để bám vào. Đó cũng là lý do giải thích vì sao ruồi trâu đốt người.

Ruồi trâu bị thu hút bởi sự chuyển động và khí carbon dioxide. Chúng thích nước và xuất hiện tràn ngập trong các điều kiện môi trường nóng ẩm như ở xung quanh ao hồ, bể chứa nước, bãi cỏ, khu rừng và khu vực nuôi gia súc. Chính vì thế ngoài đốt và ký sinh trên cơ thể gia súc chúng cũng có thể tấn công con người.

Ruồi trâu cái không ngừng tìm kiếm máu. Nếu như bạn sống trong hoặc gần những trang trại chăn nuôi gia súc khó có thể tránh khỏi bị loài côn trùng này đốt.

IV – Dấu hiệu bị ruồi trâu đốt

Cách ruồi trâu đốt người gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Một cặp hàm dưới có răng cưa đâm vào da, cắt cho tới khi đứt các mạch máu nhỏ để hút máu.

Tiến sĩ Daniel cho biết: “Vết cắn của ruồi trâu dễ nhận biết, có thể là do chúng thường xuyên phải xuyên qua lớp da cứng hơn nhiều so với da của con người khi chúng ăn thịt bò hoặc ngựa”.

Bị ruồi trâu cắn do đâuVết ruồi trâu cắn có dấu hiệu sưng tấy.

Bạn có thể nhận biết ruồi trâu đốt thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

– Vết cắn của ruồi trâu thường khiến cho vùng da nổi lên màu đỏ, có thể gây đau và nhạy cảm khi chạm vào. Chúng có xu hướng đỏ hoặc đổi màu, kích ứng và ngứa.

– Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn đối với nước bọt của ruồi trâu, bạn cũng có thể bị chóng mặt và trở nên yếu ớt, bắt đầu thở khò khè, hoặc sưng lên ở các phần khác nhau của cơ thể.

– Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày, sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê.

Trong hầu hết các trường hợp, vết cắn của ruồi trâu sẽ tự lành và biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, có một số người khi bị ruồi trâu đốt gặp phải phản ứng dị ứng. Chúng tiết ra một loại protein khi chúng cắn người làm cho bạn làm chậm quá trình đông máu. Do đó, một số người có thể phản ứng dị ứng với loại protein này.

Các phản ứng nhẹ cũng có thể biến mất dần theo thời gian. Nhưng nếu các triệu chứng tiếp tục tiến triển nghiêm trọng, trở nên tồi tệ hơn bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

( >> Xem thêm: Cách trị muỗi đốt sưng đỏ )

V – Cách xử lý vết ruồi trâu cắn

Khi bị ruồi trâu đốt, tùy từng triệu chứng mà có cách xử lý tương ứng. Theo đó, người bệnh nếu có các phản ứng nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

1. Sơ cứu vết đốt

Nếu xảy ra trường hợp bị ruồi trâu cắn và bị hút máu thì bạn nên tìm cách xử lý nhanh chóng. Điều quan trọng là đừng quên theo dõi tình hình, tránh lơ là để không gặp phải những biến chứng quá nặng.

Những trường hợp nhẹ, có thể xử lý tại nhà theo các bước sau:

– Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước ấm: Đây là bước cần thiết thực hiện khi bị côn trùng cắn. Xà phòng giúp làm sạch vết cắn và giảm nguy cơ nhiễm trùng, giúp rửa sạch nước bọt của con côn trùng để lại trên da.

Sau khi sát khuẩn xong, bạn nên dùng băng gạc hoặc băng cá nhân để bảo vệ vết hở của vết ruồi trâu cắn. Tuyệt đối không được gãi vào vết đốt. Bởi hành động này có thể khiến cho vết đốt bị sưng tấy, viêm loét và viêm nhiễm nặng nề hơn.

– Chườm đá hoặc túi chườm lạnh: Khi bị ruồi trâu cắn bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ngứa ngáy. Do đó, để giảm tình trạng này bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm. Bọc đá hoặc túi chườm lạnh trong mảnh vải và áp vào da tối đa 15 phút mỗi đợt để giảm sưng đau.

2. Thoa kem giảm ngứa

Sau khi chườm đá nếu tình trạng đau nhức, ngứa ngáy không thuyên giảm bạn có thể tham khảo và sử dụng một số loại kem bôi ngoài da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả cao bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ruồi trâu đốt phải làm saoThoa kem Yoosun Rau má giảm ngứa ngáy.

Để giảm ngứa do nốt ruồi cắn bạn có thể tham khảo và lựa chọn kem bôi da Yoosun Rau má. Với thành phần Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid chiết xuất từ cây rau má kết hợp cùng vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, kem bôi da Yoosun rau má giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ do côn trùng cắn nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sẹo thâm.

Sản phẩm này đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Cách xử lý tốt nhất là bôi kem Yoosun rau má ngay khi phát hiện bị côn trùng đốt.

Các bước như sau:

– Làm sạch vết đốt côn trùng

– Thoa một lớp kem Yoosun rau má lên vết cắn

– Giữ nguyên không cần rửa lại với nước.

– Mỗi ngày có thể thực hiện bôi kem Yoosun rau má lên vết côn trùng cắn khoảng 3 – 4 lần.

3. Đi thăm khám

Nếu sau 4 ngày, vết ruồi trâu cắn không có dấu hiệu tự thuyên giảm, miệng vét cắn càng ngày càng to. Đồng thời thấy xuất hiện một số biểu hiện sau nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

– Miệng có cảm giác đau xung quanh, đau mắt và cổ họng.

– Vùng da xung quanh vết đốt khoảng 10cm sưng to và phồng rộp.

– Vết thương xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.

– Xuất hiện các hiện tượng như bị sốt, cúm, sưng to hơn.

– Có triệu chứng thở khó, thở kèm theo tiếng khò khè.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Nhịp tim tăng cao.

– Chóng mặt hoặc bị mất đột ngột.

– Nuốt nước bọt khó khăn hơn bình thường.

– Mất ý thức.

Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng sốc phản vệ. Nếu không được chăm sóc kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định được mức độ để đưa ra biện pháp điều trị an toàn và phù hợp. Người bệnh nên điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ định. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

VI – Cách tránh ruồi trâu đốt

Ruồi trâu thực sự nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chủ động tìm kiếm các biện pháp bảo vệ bản thân tránh bị chúng đốt.

1. Dùng bẫy bắt ruồi

Những chiếc bẫy dựa trên nguyên tắc vật lý không độc hại sẽ có hiệu quả nhất khi dùng ở những khu vực có nhiều gia súc, con người hoặc cây trồng.

Vết ruồi trâu cắnBẫy ruồi bằng thức ăn.

Dùng thức ăn bẫy ruồi trâu: Bạn có thể tạo bẫy dựa vào đặc tính kiếm ăn của ruồi trâu và tiêu diệt từng con chỉ sau vài lần áp dụng. Bạn cho một vài miếng thịt bị hỏng hoặc nước đường vào một chiếc ly cao. Sau đó, đặt thêm 1 tờ giấy đã được cuộn lại giống như chiếc phễu bỏ vào trong ly. Ruồi trâu sẽ cố gắng chui vào bên trong khi chúng bị mùi thức ăn thu hút. Phễu giấy sẽ giữ ruồi ở lại trong cốc và không thể bay ra ngoài được.

Dùng bã diệt ruồi tận gốc: Bạn có thể đến các cửa hàng bán thuốc diệt côn trùng và mua thuốc có thành phần hoạt tính như diazinon hay carbamate… Sau đó, bạn trộn cùng với thức ăn ruồi yêu thích và đặt gần vị trí chúng hay tập trung. Khi ăn phải thuốc, ruồi trâu có thể chết ngay lập tức hoặc mất khả năng bay và rơi xuống đất.

Phun thuốc diệt ruồi trâu: Đối với cách này bạn có thể phun tại những nơi có tán cây, trần nhà, tường, chuồng trại chăn nuôi gia xúc. Khi phun bạn nên cho gia súc ra ngoài và thực hiện đúng theo hướng dẫn in trên bao bì.

2. Dung tinh dầu đuổi ruồi trâu

Ruồi là loài côn trùng rất ghét mùi thơm của các loại tinh dầu như bạc hà, sả, oải hương… Do đó, bạn có thể đuổi chúng tránh bị đốt nhờ nguyên liệu này.

Bạn cần chuẩn bị tinh dầu sả hoặc bạc hà rồi hòa cùng với nửa chén nước nóng. Tiếp đến, cho vào trong bình và xịt hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu để tỏa hương khắp nhà.

Việc làm này không chỉ giúp đuổi ruồi trâu nhanh chóng mà còn giúp cho không gian nhà ở luôn thông thoáng, mát mẻ mang lại cảm giác dễ chịu.

3. Giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi

Giữ vệ sinh khu vực chăn nuôi tránh cho ruồi sinh sôi và phát triển. Bạn nên quét dọn nơi ở của động vật thường xuyên. Bên cạnh việc quét dọn bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc diệt muỗi.

Cần loại bỏ hết những vùng nước ứ đọng xung quanh chuồng trại chăn nuôi. Bởi điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều kiện thuận lợi cho ruồi trâu trú ngụ và tấn công động vật và con người.

Cách phòng tránh ruồi trâu cắnDọn dẹp sạch sẽ khu vực chăn nuôi.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau để đuổi ruồi trâu như:

– Loại bỏ hết những nguồn nước và thức ăn có thể thu hút ruồi trâu cũng là một cách kiểm soát chúng hiệu quả. Đảm bảo rác thải phải được xử lý đúng cách.

– Cắt tỉa những đám cỏ cao và cỏ dại.

– Mặc quần áo dài, sáng màu, che chắn bằng mũi, bao tay, khẩu trang,.. khi làm việc trong khu vực có ruồi trâu.

Ruồi trâu là loài côn trùng có thể gây nguy hiểm cho gia súc và cả con người bằng vết đốt, chính vì thế cần có biện pháp loại bỏ chúng và xử lý vết thương đúng cách để tránh những tác hại nghiêm trọng.

Nếu cần tìm hiểu thêm về tình trạng côn trùng đốt, hãy gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Tham khảo thêm:

https://en.wikipedia.org/wiki/Horse-fly/
https://www.verywellhealth.com/horsefly-bite-8411262
https://www.nhm.ac.uk/discover/news/2018/july/are-horsefly-bites-on-the-rise.html

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.4/5 - (5 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục