Dị ứng máy lạnh (điều hòa): Nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Điều hòa hay máy lạnh được nhiều gia đình xem là vật bất ly thân vào mùa hè. Tuy nhiên, dị ứng điều hòa lại là vấn đề đáng báo động. Vì dị ứng máy lạnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
I – Nguyên nhân dị ứng máy lạnh là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng điều hòa, chẳng hạn như:
– Điều hòa tạo ra luồng gió khô: Gió lạnh khô làm da bị mất nước, khô nẻ và bong tróc da. Đồng thời, gió lạnh khô cũng khiến mũi bị khô, gây hắt hơi, sổ mũi.
Viêm mũi dị ứng máy lạnh.
– Điều hòa không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên: Vì không được vệ sinh sạch sẽ, nên không khí điều hòa có thể chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, dễ khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ…
– Những người vốn có bệnh nền như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… sống trong môi trường điều hòa lâu ngày sẽ khiến bệnh lý nặng hơn.
II – Biểu hiện của dị ứng điều hòa
Khi bị bị dị ứng máy lạnh, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
– Da bị dị ứng máy lạnh: Da bị mất nước nên khô nẻ, bong tróc, độ đàn hồi kém, có thể kèm theo mẩn ngứa, mề đay,…
Hình ảnh da dị ứng điều hòa.
– Dấu hiệu dị ứng điều hòa qua đường hô hấp: Khi ngồi lâu trong điều hòa, hệ hô hấp có thể gặp các vấn đề như viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi dị ứng điều hòa cấp tính hoặc mãn tính … khiến cho hầu, họng, mũi bị khô, nghẹt, ho hen,…
III – Dị ứng máy lạnh phải làm sao? Cách trị dị ứng máy lạnh!
1. Cách xử lý khi da bị dị ứng điều hòa
Khi dùng điều hòa bị dị ứng da, bạn không nên tiếp tục sử dụng nữa. Với trường hợp da bị mẩn ngứa, khô nẻ, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.
Với thành phần chính là dịch chiết rau má, D-Panthenol và Chlorhexidine Digluconate, Yoosun Rau má sẽ làm dịu nhanh mẩn ngứa, phát ban…
Đồng thời, hạn chế để lại thâm sẹo trên da. Ngoài ra, Yoosun Rau má cũng chứa vitamin E, nên giúp dưỡng ẩm cho da rất tốt.
Da của trẻ dị ứng máy lạnh có thể bôi Yoosun Rau má để giảm triệu chứng.
Cách sử dụng Yoosun Rau má rất đơn giản, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ da, để khô thoáng rồi thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động. Mỗi ngày bạn thực hiện 2 – 3 lần là được.
Đặc biệt, Yoosun Rau má được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc với mức giá chỉ khoảng 25.000đ. Vì thế, bạn rất dễ dàng tìm mua.
2. Cách chữa viêm họng, viêm mũi dị ứng với máy lạnh
Để chữa bệnh dị ứng máy lạnh thì việc đầu tiên cần làm là ngưng sử dụng máy lạnh. Tiếp đó, nếu muốn điều trị tại nhà, bạn có thể xông mũi bằng các loại thảo dược để giảm các triệu chứng viêm mũi, viêm họng.
Mỗi tuần, bạn xông mũi 2 – 4 lần với các loại thảo dược như chè xanh, gừng, lá chanh, tinh dầu tràm trà… Phương pháp này sẽ giúp làm loãng dịch tiết hô hấp, nên dễ dàng loại bỏ chúng ra ngoài.
Xông thảo dược giúp hệ hô hấp của trẻ bị dị ứng máy lạnh dễ chịu hơn.
Nếu các triệu chứng ở đường hô hấp ngày càng nặng thêm sau khi đã áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà, bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
IV – Cách phòng ngừa bệnh dị ứng máy lạnh
Để phòng ngừa bệnh dị ứng điều hòa bạn nên thực hiện như sau:
– Nên bật chế độ thông gió cũng như làm sạch máy định kỳ để không khí do điều hòa tỏa ra không lẫn bụi bẩn, vi khuẩn.
– Khi dùng máy lạnh, chúng ta có thể mở cửa khoảng 20 phút để thay mới đổi cũ không khí.
– Nếu bạn buộc phải ngồi lâu trong điều hòa thì nên thường xuyên uống nước ấm. Đồng thời, đặt cây xanh để có thêm không khí cần thiết.
– Không nên để máy lạnh thổi thẳng vào người, nhất là đầu và gáy.
– Không hút thuốc trong phòng bật điều hòa.
– Nên mặc ấm và giữ cho cổ, hai bàn chân được ấm.
– Để phòng nhiễm lạnh, có thể ăn thêm các thực phẩm có tính ấm như ô mai chua, trà gừng…
– Thỉnh thoảng, bạn nên đan tay lại, chà xát vùng vai gáy để vai gáy ấm lên.
Như vậy, chúng ta đã biết cách xử lý dị ứng điều hòa cho trẻ nhỏ và người lớn. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
- Dị ứng dầu máy(dầu nhớt): Nguyên nhân, xử lý và cách phòng tránh
- Dị ứng cồn sát khuẩn trong y tế: Biểu hiện, cách xử lý, phòng tránh
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!