Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/09/2022

Dị ứng cồn sát khuẩn trong y tế: Biểu hiện, cách xử lý, phòng tránh

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Trong 2 năm trở lại đây, khi dịch Covid hoành hành, việc sử dụng cồn y tế để sát khuẩn tay chân, quần áo càng trở nên phổ biến hơn. Cùng với đó, cũng xuất hiện nhiều trường hợp bị dị ứng cồn sát khuẩn. Vậy tình trạng này có nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

I – Dị ứng cồn sát khuẩn là như thế nào?

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp nhiều kiểu dị ứng khác nhau như dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm, côn trùng… và có cả dị ứng với cồn.

Bị dị ứng với cồn được hiểu là phản ứng dị ứng nhằm bảo vệ cơ thể khi da, niêm mạc mắt, mũi, miệng… tiếp xúc với cồn hoặc khi hít phải mùi cồn.

Hiện tượng dị ứng cồn có thể biểu hiện nặng hoặc nhẹ, nhưng vẫn khiến người mắc cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Dị ứng cồn sát khuẩnHình ảnh da bị dị ứng cồn.

Có nhiều dạng dị ứng cồn như: dị ứng cồn công nghiệp, dị ứng cồn mỹ phẩm, dị ứng cồn đỏ, dị ứng cồn rửa tay, bị dị ứng cồn 70 độ, dị ứng cồn 90 độ…

Nhưng nhìn chung, vài năm nay dị ứng cồn y tế trở nên phổ biến hơn cả. Bởi vì dịch Covid hoành hành, nên mọi người thường xuyên phải dùng đến cồn y tế để sát khuẩn.

II – Nguyên nhân của bệnh dị ứng với cồn

Nguyên nhân người dị ứng cồn là do hệ miễn dịch hiểu lầm 1 thành phần trong cồn là tác nhân gây hại, do đó sẽ phát đi tín hiệu cho cơ thể sản sinh ra nhiều histamin hơn bình thường. Từ đó, gây ra các phản ứng dị ứng tại các bộ phận trên cơ thể.

dị ứng cồn y tếDa mặt dị ứng cồn.

III – Biểu hiện của dị ứng cồn

Có nhiều dấu hiệu dị ứng cồn khác nhau. Thực tế ghi nhận biểu hiện dị ứng cồn trên da có thể nặng hoặc nhẹ, tùy thuộc và cơ địa mỗi người, phổ biến là mẩn đỏ, ngứa da, phát ban, bong tróc,…

Cách nhận biết da dị ứng với cồnNhận biết da dị ứng với cồn: Da dị ứng cồn bị mẩn ngứa, bong tróc.

Ngoài ra, dị ứng với cồn 70 độ/90 độ trong y tế còn có các dấu hiệu khác như sưng mặt, mắt, mũi, miệng, thở khò khè, ngạt thở…

Biểu hiện của dị ứng với cồn nghiêm trọng nhất chính là sốc phản vệ. Điều này đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế cần được các chuyên gia y tế cấp cứu càng sớm càng tốt.

dị ứng cồn 70 độSốc phản vệ là dấu hiệu bị dị ứng cồn rất nặng.

IV – Dị ứng cồn có được tiêm vaccine covid được không?

Người có tiền sử dị ứng cồn hoặc dị ứng khác nặng, phản vệ từ độ 2 trở lên, sẽ không được tiêm vaccine Covid. Ngược lại những người bị dị ứng cồn nhẹ (chỉ biểu hiện trên da, trên niêm mạc…) có thể được chỉ định tiêm vaccine covid.

dị ứng cồn có được tiêm vaccine covid khôngDị ứng cồn có tiêm được vaccine? Da bị dị ứng với cồn có thể được chỉ định tiêm.

Thực tế thì, trước khi tiêm vaccine covid, bạn sẽ được khám sàng lọc. Vì thế, hãy trình bày rõ vấn đề với bác sĩ để được bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

V – Cách chữa dị ứng cồn

Cách hết dị ứng cồn phụ thuộc vào triệu chứng dị ứng cồn nặng hay nhẹ. Cụ thể cách điều trị như sau:

1. Trường hợp nhẹ

Khi da tay hoặc da mặt bị dị ứng cồn nhẹ với các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn…, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.

Với thành phần chính là dịch chiết rau má, Yoosun rau má rất mát lành, giúp làm mát da, dịu mẩn ngứa nhanh chóng.

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn dùng khăn bông sạch thấm khô, rồi thoa Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước. Lưu ý, mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa dị ứng cồnKem bôi da Yoosun Rau má – mát lành làn da.

2. Trường hợp nặng

Trong trường hợp dị ứng nặng, phương pháp bôi ngoài da không làm vấn đề giảm nhanh, bạn nên tới gặp các bác sĩ để được thăm khám và được chỉ định các loại thuốc dị ứng cồn phù hợp.

Dị ứng với cồn uống thuốc gì? Thuốc chống dị ứng cồn thường được chỉ định là thuốc kháng histamin. Ngoài ra, trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ cũng có thể kê đơn phối hợp với các loại thuốc khác, kể cả đường tiêm.

Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ như tức ngực, khó thở, mạch đập nhanh, tụt huyết áp đột ngột, sốc, mất ý thức, sốt cao,… người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh nguy hiểm tính mạng.

Da bị dị ứng cồnChỉ nên uống thuốc chống dị ứng với cồn khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

VI – Cách phòng tránh dị ứng với cồn 

Nếu có tiền sử dị ứng cồn, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây để phòng tránh:

– Không dùng cồn để sát khuẩn tay hoặc xịt cồn vào khẩu trang, vật dụng đang sử dụng hàng ngày.

– Không ăn các thực phẩm khô được nướng bằng cồn như mực khô, cá khô.

– Khi lựa chọn mỹ phẩm, nên tránh các sản phẩm có thành phần chứa cồn.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu các chữa và phòng tránh dị ứng cồn. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục