14 Cách trị kiến cắn sưng to, ngứa, làm mủ an toàn, nhanh chóng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Bị kiến cắn gây cảm giác ngứa, có khi đau nhói rất khó chịu, đặc biệt là đối với người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ. Tìm hiểu về dấu hiệu và cách giảm sưng ngứa nốt kiến đốt sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống này.
I – Thông tin về loài kiến
Họ kiến Formicidae thuộc bộ cánh màng, lớp côn trùng, có hơn 12.000 loài kiến đã được phát hiện trên thế giới. Còn tại Việt Nam có khoảng 400 loài.
– Kiến là loài côn trùng có tính xã hội, có khả năng sống thành tập đoàn lớn lên đến hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thẻ lan tràn sang một khu đất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi còn được xem là siêu cơ quan bởi chúng hoạt động giống như một thực thể duy nhất.
– Kiến có nhiều kích thước khác nhau, tùy vào từng loại. Kiến có 2 màu sắc cơ bản đó là màu đỏ hoặc đen, nhưng cũng có một vài loài có màu lục các loài sống ở vùng nhiệt đới có ánh kim.
– Thân kiến có vỏ cứng, với 3 phần: Đầu, ngực, bung. Chúng có đôi râu có thể vươn dài về phía trước để dò một đồ vật nếu như mất râu kiến không biết lối về tổ. Ngực có ba cặp chân và một cặp cánh (chỉ có ở kiến cánh, kiến thợ và kiến chúa khi mới nở). Bụng có thể có một hoặc hai ngòi chích.
Kiến là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng
– Kiến giúp kiểm soát quần thể côn trùng khác, phân hủy xác chết và phân tán hạt.
– Một số loài kiến có thể sản xuất mật ong, được sử dụng làm thực phẩm và thuốc. Kiến cũng được sử dụng trong y học truyền thống để chữa một số bệnh. Tuy nhiên, một số loài kiến cũng có thể gây hại cho con người như: kiến có thể ăn thức ăn của con người, phá hoại tài sản và truyền bệnh.
Vào những ngày thời tiết mùa hè ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho côn trùng phát triển, đặc biệt là kiến. Nếu không may bị kiến cắn bạn sẽ cảm thấy đau ngứa và khó chịu vô cùng. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi dùng tay gãi có thể gây rách da, chảy máu.
II – Bị kiến cắn là như thế nào? Hình ảnh người bị kiến cắn
Kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da người nhưng kiến đốt người sẽ bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể chích vào da.
Trong nọc độc của kiến chứa một phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số trường hợp đều bị kiến đốt cùng một lúc, ít khi một con đốt nhiều lần.
Đối với những loại kiến thông thường, vết cắn thường không quá nghiêm trọng. Chúng chỉ khiến cho vị trí cắn bị sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Vết kiến cắt khác với vết đối, kiến đốt bằng cách dùng ngòi châm, nằm cạnh phần cuối của cơ thể. Còn với những vết đốt và chất độc của chúng tiêm vào da có thể gây nên phản ứng.
Bạn có thể biết được nọc độc của kiến có một phần hoặc là hỗn hợp của các độc tố kích thích. Chất cấu tạo chính là axit formic trong trường hợp chúng thuộc phân họ Formicinae.
Hình ảnh người bị kiến cắn
Trong nọc độc của kiến có chứa axit và alkaloid gây nên một số phản ứng độc hại. Alkaloid piperidine cùng với một số protein hàm lượng thấp có thể gây nên những phản ứng tại chỗ và phản ứng toàn thân. Biểu hiện lâm sàng của tình trạng mẫn cảm với kiến được phân loại thành những phản ứng tức thời và phản ứng chậm.
Việc bị kiến cắn hay đốt thường khá nhẹ, chúng chỉ khiến cho nạn nhân cảm thấy đau hoặc đôi khi đau dữ dội. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ dịu lại và biến mất.
Vùng da xung quanh vết kiến cắn cũng có thể xuất hiện tình trạng phồng rộp và sưng to. Tùy vào cơ địa, tiền sử dị ứng của mỗi người sẽ có các phản ứng với kiến đốt khác nhau.
Nguy hiểm xảy ra khi nạn nhân bị mẫn cảm, xuất hiện các dị ứng nguy hiểm liên quan tới tính mạng khi không may bị cắn bởi những loài kiến quá độc.
Một số triệu chứng nguy hiểm khi loài kiến độc cắn như:
– Ngứa ngáy, nổi mề đay, làm mủ, sưng viêm ở những vị trí cùng da khác ngoài chỗ bị kiến cắn như mắt, môi, xung quanh mặt.
– Cảm giác buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
– Có cảm giác khó thở, phình ngực, bồn chồn bất chợt kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt chóng mặt.
– Huyết áp tụt nhanh một cách đột ngột, bị ngất xỉu hoặc hôn mê.
III – Nguyên nhân bị kiến cắn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị kiến cắn như:
Kiến cắn do bạn chạm phải tổ kiến.
– Chạm phải tổ kiến: Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị kiến cắn. Trong quá trình làm việc hoặc chơi đùa tại các khu vực đất trống nếu bạn vô tình dẫm phải tổ kiến chúng có thể tấn công, cắn lại bạn.
– Kiến trú ngụ tại khu vực bạn sinh sống, vui chơi: Nếu không gian sống của bạn ẩm thấp có điều kiện thuận lợi kiến cũng rất dễ di chuyển đến làm tổ. Lúc này, nếu bạn vô tình giẫm đạp lên kiến khiến chúng bị kích động sẽ cắn hoặc đốt bạn để bảo vệ tổ của mình.
IV – Biểu hiện khi bị kiến đốt
Bị kiến cắn là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, người lớn. Khi bị cắn nạn nhân thường gặp phải một số biểu hiện sau:
1. Triệu chứng cơ bản
Bạn có thể nhận biết tình trạng kiến cắn qua một số dấu hiệu cơ bản sau:
Vết cắn sưng và đau.
– Đau và nóng rát: Tại vị trí bị kiến cắn bạn sẽ cảm thấy đau và nóng rát. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 10 phút rồi thuyên giảm dần và không bị đau như ong đốt.
– Ngứa sau cơn đau: Sau khi đơn đau kết thúc, bạn còn có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là khi trẻ gãi liên tục hoặc không bôi thuốc.
– Vết đốt đỏ lên: Khi bạn bị kiến cắn sưng đỏ là điều hoàn toàn bình thường.
– Sưng tấy: Một số trường hợp bị kiến cắn còn có thể gặp phải tình trạng sưng tấy. Hiện tượng này có thể tăng lên trong 24 giờ nhưng điều đó không quá nguy hiểm. Có nhiều người còn bị kiến cắn sưng tấy lan rộng sang cả vùng da khác.
– Mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ: Mụn có thể xuất hiện tại chỗ đốt sau vài giờ. Mụn phát triển và có miệng sau 1-2 ngày. Nếu như mụn nước bị vỡ bạn hãy chú ý tới nguy cơ bị nhiễm trùng.
2. Triệu chứng nặng
Trong một vài trường hợp, người bị kiến cắn với nọc độc côn trùng sẽ có các triệu chứng như sưng mặt, nổi mề đay khắp người.
Có người bị kiến đốt tạo thành mụn mủ nhỏ hoa hoại tử tổ chức. Lúc này, nếu không xử lý cẩn thận có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng gây khó khăn cho việc điều trị.
Trẻ em bị kiến lửa cắn mưng mủ có thể bị sốt
Có một số ít người có nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tình trạng này được gọi là sốc phản vệ rất nguy hiểm. Các triệu chứng sốc phản vệ khi bị kiến cắn như:
– Ngoài chỗ bị kiến cắn còn xuất hiện tình trạng sưng tấy ở nhiều vị trí khác như môi, quanh mặt, mắt.
– Khó thở, thở rít, hoa mắt chóng mặt.
– Huyết áp bị giảm đột ngột, ngất xỉu hoặc hôn mê.
V – Những vị trí thường hay bị kiến cắn
1. Bị kiến cắn sưng chân
Chân là bộ phận dễ bị kiến cắn khi tiếp xúc nhiều với mặt đất, vật dụng, đồ chơi,… mà kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện.
Khi bị kiến lửa cắn sưng chân, tại vùng da đó sẽ xuất hiện vết cắn sưng đỏ, kiến đốt sưng to. Ở trẻ nhỏ và những người da nhạy cảm, vết cắn sẽ ngày càng sưng to, kiến cắn nổi mụn nước nếu gãi nhiều hoặc xử lý vết thương không đúng cách.
Bé bị kiến đốt sưng chân
2. Kiến cắn sưng mắt
Bị kiến cắn sưng mắt, kiến cắn mí mắt không hiếm gặp, tuy nhiên mắt là bộ phận nhạy cảm, việc sát khuẩn và xử lý vết cắn khi kiến cắn mắt cần hết sức thận trọng.
3. Kiến cắn sưng tay
Khi bị kiến cắn ở tay là tình trạng rất phổ biến và không đáng lo ngại nếu bị kiến lửa đốt chỉ sưng ngứa và giảm dần sau vài giờ.
Người bị kiến cắn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, có thể chườm đá vào vết kiến lửa cắn để giảm sưng ngứa.
4. Bị kiến cắn ở môi
Bị kiến cắn môi có thể gây sưng và đau mức độ tùy vào loại kiến và cơ địa của người bị kiến cắn. Trường hợp bị kiến cắn sưng ngứa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ đồng hồ.
Nếu bị kiến lửa cắn sưng to kèm theo các dấu hiệu khác như mưng mủ, đau nhiều, sốt,… cần thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp xử lý đúng đắn.
VI – Kiến cắn làm sao hết sưng? 14 Cách trị kiến cắn
Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn đều do chúng ta vô tình giẫm lên hoặc ngồi lên tổ kiến khiến cho chúng bị kích động. Khi có cảm giác kiến cắn hãy nhanh chóng đứng lên và rời khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Tiếp đến, bạn hãy nhanh chóng giũ kiến ra khỏi quần áo, người hoặc bắt kiến ném xuống đất.
Nếu như bạn bị kiến đốt, đặc biệt là kiến lửa thường có khả năng bám chặt. Nếu chỉ giũ thì kiến vẫn chưa chắc rơi khỏi cơ thể bạn. Trong trường hợp quần áo có nhiều kiến bám vào bạn nên thay một bộ quần áo mới. Sau đó hãy thực hiện theo những bước sau để xử lý vết kiến cắn:
1. Sơ cứu khi bị kiến cắn
Khi bị kiến cắn bạn nên thực hiện sơ cứu ngay lập tức để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Trước tiên, bạn rửa sạch vết kiến cắn bằng nước xà phòng, rửa nhẹ nhàng để vệ sinh và loại bỏ hết bụi bẩn.
Rửa sạch vết kiến cắn bằng muỗi đốt.
Tiếp đến, bạn chườm gạc mát lên vùng da bị tổn thương để làm dịu và dịu cảm giác sưng ngứa, khiến cho vùng da bị kiến cắn được làm tê.
Hạn chế tối đa việc gãi hoặc chà mạnh tại những vùng da bị kiến đốt. Bên cạnh đó, bạn cần phải tránh cho làn da tiếp xúc với những vùng da đang bị tổn thương.
Sau đó, hãy quan sát những triệu chứng sau khi bị kiến lửa đốt. Nếu như trên da xuất hiện các triệu chứng sưng, đau thường sẽ thuyên giảm sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng khác như nổi mề đay, ngứa ở vùng da ngoài chỗ kiến cắn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn… thì điều này chứng tỏ bạn đã bị dị ứng do kiến lửa đốt.
Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu nêu trên, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây:
2. Cách giảm sưng, ngứa khi bị kiến cắn bằng kem Yoosun Rau má
Đối với vết kiến cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, chúng ta có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu da, giảm sưng ngứa rất hiệu quả.
Kem bôi Yoosun rau má được chiết xuất từ rau má sạch nguyên chất cùng với các thành phần là vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sẹo thâm do kiến cắn để lại.
Giảm ngứa sưng viêm với kem Yoosun rau má
Cách trị vết kiến lửa cắn tốt nhất là bôi kem Yoosun rau má ngay khi phát hiện nốt kiến cắn. Mỗi ngày có thể thực hiện bôi kem 3 – 4 lần không cần rửa lại bằng nước.
Khi thoa kem sẽ có cảm giác dịu mát da, các vết kiến cắn sau đó sẽ bớt ngứa và giảm sưng đỏ.
Kem Yoosun rau má được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Sản phẩm này phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
3. Mẹo trị kiến cắn bằng đá lạnh
Nếu bị kiến cắn sưng to bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cắn để làm dịu da, giảm sưng to và đau rát. Nên bọc đá vào khăn hoặc túi, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương.
Mẹo chữa kiến cắn bằng cách chườm đá để giảm sưng
4. Cách trị vết kiến cắn bằng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả khi bị kiến cắn
– Bước 1: Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Bước 2: Thấm khô vết cắn: Dùng khăn mềm thấm khô vết cắn.
– Bước 3: Thoa một ít dầu dừa lên vết cắn. Bạn có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên da hoặc pha loãng với một ít dầu vận động viên.
– Bước 4: Bôi dầu dừa 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
5. Mẹo trị kiến cắn bằng nha đam
Nha đam, hay còn gọi là lô hội, là một loại cây mọng nước được biết đến với nhiều đặc tính y học, bao gồm cả khả năng làm dịu da và giảm viêm. Do đó, nha đam có thể được sử dụng để giúp trị kiến cắn hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Bước 2: Cắt một lá nha đam và lấy phần gel bên trong. Bạn cũng có thể mua gel nha đam nguyên chất dạng tuýp tại các cửa hàng dược phẩm.
– Bước 3: Thoa một lượng gel nha đam vừa đủ lên vết cắn. Không cần rửa lại gel nha đam.
6. Cách chữa kiến cắn từ túi trà
Sử dụng túi trà là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả để giúp giảm các triệu chứng do kiến cắn. Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Rửa sạch vết cắn
– Bước 2: Ngâm một túi trà trong nước nóng khoảng 2-3 phút, sau đó vớt ra để nguội bớt.
– Bước 3: Đắp túi trà đã nguội lên vết cắn trong 10-15 phút. Bạn có thể sử dụng một chiếc khăn mềm để giữ túi trà tại chỗ.
– Bước 4: Lặp lại thao tác chườm túi trà 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
7. Dùng giấm táo trị kiến cắn
Giấm táo là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa, do đó có thể được sử dụng để giúp làm dịu các triệu chứng khi bị kiến cắn. Cách thực hiện như sau:
– Bước 1: Rửa sạch vết cắn: Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Bước 2: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1.
– Bước 3: Thấm giấm táo lên bông gòn hoặc khăn mềm: Nhúng bông gòn hoặc khăn mềm vào dung dịch giấm táo đã pha loãng.
– Bước 4: Chườm bông gòn hoặc khăn mềm đã thấm giấm táo lên vết cắn trong 10-15 phút. Lặp lại thao tác chườm 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
8. Cách giảm sưng khi bị kiến cắn với sữa tươi
Sữa tươi là một nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm và có thể giúp giảm sưng hiệu quả khi bị kiến cắn. Sữa tươi có chứa protein và axit lactic, giúp làm dịu da, giảm viêm và se khít lỗ chân lông, từ đó hỗ trợ quá trình giảm sưng tấy.
Cách thực hiện:
– Bước 1: Rửa sạch vết cắn
– Bước 2: Cho một ít sữa tươi vào ngăn mát tủ lạnh để làm lạnh.
– Bước 3: Dùng bông gòn hoặc khăn mềm thấm sữa tươi lạnh và chườm lên vết cắn trong 10-15 phút. Lặp lại thao tác chườm sữa tươi 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi vết sưng giảm bớt.
Thoa sữa tươi giúp làm dịu da
9. Sử dụng kem đáng răng khi bị kiến cắn
Trong kem đánh răng có thành phần chính là bạc hà sẽ làm giảm sưng nhanh chóng, mẹ chỉ cần bôi kem đánh răng lên vết côn trùng đốt trên da bé sau đó thì chờ kem khô thì bóc ra hoặc rửa sạch có thể làm giảm sưng đau cho bé rất tốt khi bé bị kiến lửa cắn.
10. Trị kiến cắn bằng hành tây và tỏi
Hành tây và tỏi là hai nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp và cũng có thể được sử dụng để trị kiến cắn một cách hiệu quả.
Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị kiến lửa cắn hãy nhanh chóng thái 1 lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa đều lên vùng da bị tổn thương, vết sưng đỏ sẽ giảm dần và giúp bé tránh được những dị ứng.
11. Trị kiến cắn với baking soda
Baking soda là một phương pháp trị kiến cắn an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
Cách 1 – Trộn baking soda với đường
– Trộn baking soda và đường theo tỷ lệ 1:1.
– Rắc hỗn hợp này ở những nơi kiến thường xuất hiện.
– Kiến sẽ bị thu hút bởi đường và ăn phải baking soda, dẫn đến chết.
Cách 2 – Pha baking soda với nước:
– Pha baking soda với nước thành hỗn hợp sệt.
– Thoa hỗn hợp này lên vết kiến cắn và để khô.
– Baking soda sẽ giúp giảm ngứa và sát trùng vết thương.
Cách 3 – Rắc baking soda trực tiếp:
– Rắc baking soda trực tiếp lên vết kiến cắn.
– Baking soda sẽ hút ẩm và làm khô vết thương, giúp giảm ngứa và sưng tấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng baking soda để phòng tránh kiến cắn bằng cách:
– Rắc baking soda xung quanh nhà, đặc biệt là ở những nơi kiến thường xuất hiện.
– Trộn baking soda với tinh dầu để tạo ra hỗn hợp xịt đuổi kiến.
12. Giảm ngứa vết kiến cắn bằng dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà là một loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa
Hướng dẫn sử dụng:
– Cách 1: Pha loãng tinh dầu tràm trà: Trộn 2-3 giọt tinh dầu tràm trà với 1 muỗng cà phê dầu nền (như dầu dừa, dầu jojoba) và thoa lên vết kiến cắn.
– Cách 2: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm trà: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm trà trực tiếp lên vết kiến cắn. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra cảm giác nóng rát cho da nhạy cảm.
– Cách 3: Thêm tinh dầu tràm trà vào nước tắm: Thêm 5-10 giọt tinh dầu tràm trà vào nước tắm để giúp giảm ngứa và sát trùng da.
>> Xem VIDEO CHI TIẾT cách xử lý côn trùng cắn <<
13. Dùng thuốc bôi
Các vết cắn của kiến thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu kiến cắn bị sưng bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí lở loét và dẫn đến những bệnh ngoài da cho trẻ.
Vì thế trẻ em bị kiến lửa cắn cha mẹ không nên xem thường các vết cắn của kiến.
Kiến lửa cắn làm sao hết sưng? Kiến đốt bôi gì? Đối với vết cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, có thể dùng các loại thuốc như dung dịch làm mát da, dung dịch sát khuẩn, thuốc chống ngứa hoặc kháng viêm.
**Lưu ý: Bé bị kiến cắn bôi thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc cho bé.
Ưu tiên các phương pháp cách chữa kiến cắn tự nhiên, mẹo chữa kiến cắn giảm sưng ngứa dân gian với các loại thảo dược an toàn cho bé.
14. Dùng thuốc uống
Trong một số trường hợp bị kiến cắn với các triệu chứng nặng, sau khi thăm khám bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh histamin. Thuốc có tác dụng giảm ngứa hiệu quả.
Tuy nhiên, để biết chính xác nên uống thuốc gì khi bị kiến cắn, liều lượng ra sao bạn nên tham khảo và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Thuốc kháng histamin thế hệ 1: Loại thuốc này có tác dụng trong việc chống dị ứng và chống ngứa. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng phụ có thể khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ.
– Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Tác dụng của loại thuốc này cũng giống như thế hệ 1. Nhưng chúng được sử dụng rộng rãi hơn và không gây buồn ngủ.
Một số trường hợp nặng và hiếm gặp là dị ứng toàn thân, có thể phải sử dụng thêm thuốc corticosteroid theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Những vết phồng rộp xuất hiện sau khoảng 1 ngày khi bị kiến cắn đã tạo thành mủ nhỏ do hoại tử tổ chức.
Lúc này bạn không nên làm vỡ mụn, tránh gây nguy cơ viêm nhiễm. Nếu như không may vết phồng rộp này bị vỡ ra hãy rửa sạch bằng nước xà phòng kháng khuẩn. Tiếp đến, hãy theo dõi xem có dấu hiệu nhiễm trùng nào hay không. Nếu vùng da xuất hiện mủ và bị chuyển màu thì bạn hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để được can thiệp và hỗ trợ điều trị kịp thời.
VII – Cách phòng tránh bị kiến đốt
Kiến thường hay bò vào trong nhà và đi theo từng đàn nhỏ hoặc đàn có số lượng lớn. Thậm chí, chúng còn làm tổ trong chính căn nhà của bạn. Do đó, cách để ngăn ngừa không cho kiến phát triển, đồng thời phòng ngừa và hạn chế tình trạng kiến cắn.
Để phòng tránh kiến đốt bạn có thể thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:
1. Vệ sinh nhà cửa, sân vườn thường xuyên
Trước tiên, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sân vườn. Phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại quanh nhà.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
Hạn chế tạo ra một không gian, môi trường ẩm thấp lý tưởng cho kiến trú ngụ.
Khi dọn vệ sinh nhà cửa bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà để mang lại cảm giác sạch sẽ và tươi mát. Bởi kiến cực kỳ ghét mùi hương này nên khi sử dụng bạn có thể khiến chúng tránh xa căn nhà của mình.
2. Bịt kín các khe hở, lỗ thông gió
Ngoài việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bạn hãy chú ý tới việc bịt kín các khe hở, lỗ thông gió. Bởi đây là con đường thuận lợi để kiến di chuyển vào trong nhà làm tổ hoặc đốt người.
3. Tránh để thức ăn, đồ ngọt hớ hênh
Thức ăn, đồ ngọt là những đồ ăn yêu thích của kiến. Khi chúng ngửi thấy mùi sẽ di chuyển vào để lấy đồ ăn. Do đó, bạn không nên để các đồ ăn này hớ hênh. Nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc dùng nước để ngăn chặn không cho kiến xâm nhập vào.
4. Sử dụng thuốc xịt côn trùng (khi cần thiết)
Trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng để loại bỏ hết kiến ra khỏi căn nhà của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi nhà không có trẻ em, sau khi xịt xong cần nhở cửa cho không khí lưu thông, tránh gây nguy hại đến sức khỏe.
Khi áp dụng cách này bạn hãy xịt tại các khu vực bên ngoài, xung quanh nhà ở tháng khoảng 2 tháng 1 lần. Đồng thời, xịt thuốc dưới đáy của các vật dụng trong gia đình. Nên chọn các loại thuốc xịt có chứa pyrethrin vì nó có tác dụng ngăn kiến khá hiệu quả.
5. Nuôi các loài động vật khắc chế kiến
Bên cạnh những cách phòng tránh kiến đốt nêu trên bạn cũng có thể nuôi một số loài động vật để khắc chế kiến.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng kiến cắn. Nếu còn băn khoăn liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Tham khảo thêm:
- Bị kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách xử lý
- Bị ong chích thì phải làm sao? Bị ong đốt bôi gì? Cách xử lý khi bị ong đốt
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!