Dị ứng thai kỳ phải làm sao? Dấu hiệu và cách chữa dị ứng khi mang thai
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trong quá trình mang thai, phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có tình trạng dị ứng thai kỳ. Tuy không phải là xa lạ nhưng rất nhiều chị em còn mơ hồ khi nhắc đến hiện tượng này. Dưới đây là những thông tin mẹ bầu cần biết.
I – Dị ứng thai kỳ là gì?
Dị ứng thai kỳ là hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa, gây khó chịu trong thời kỳ mang thai. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong ba tháng đầu thai kỳ. Dị ứng khi mang thai tháng đầu cơn ngứa kéo dài trong một tuần nhưng phát ban có thể xuất hiện liên tục.
Dị ứng khi mang thai là tình trạng phổ biến
Tình trạng dị ứng khi mang thai được chia thành 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1 – mề đay cấp tính: Những cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên, chúng cũng nhanh chóng biến mất trong vài giờ đến tuần.
– Giai đoạn 2 – dị ứng mãn tính: Khi bước sang giai đoạn mãn tính, dị ứng thường xuyên tái phát thành từng đợt. Tình trạng này có thể kéo dài từ 6 tuần, có thể đến cả năm.
II – Dị ứng thai kỳ vì sao xảy ra?
Dị ứng khi mang thai xảy ra chủ yếu do những thay đổi đột ngột trong cơ thể và tâm lý mẹ bầu. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
– Sự thay đổi của nội tiết tố: Hormone tăng đột ngột, khiến cơ thể chưa kịp kích nghi nên gây ra phản ứng chống lại.
– Tâm trạng thất thường: Tinh thần bất ổn, căng thẳng, lo âu khiến chị em dễ bị dị ứng khi mang thai. Nhất là những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng.
Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị dị ứng
– Hệ miễn dịch yếu: Cơ thể phụ nữ khi mang thai có sự suy giảm của sức đề kháng và hệ miễn dịch nên các loại vi khuẩn, virus, nấm có thể dễ dàng tấn công.
– Dị ứng do thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, cơ thể chưa kịp thích ứng cũng khiến phụ nữ mang thai bị dị ứng ngứa, nổi mề đay.
– Do thuốc: Các loại thuốc bổ hay vắc-xin cũng có thể khiến một số người có bầu bị dị ứng ngứa, nổi mẩn.
– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Trong suốt thai kỳ, bà bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất. Chế độ thay đổi đột ngột sẽ khiến mẹ bầu tăng cân và có hiện tượng nổi mề đay.
– Một số nguyên nhân khác: Dị ứng khi mang bầu còn có thể xảy ra do dị ứng phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, côn trùng đốt, môi trường ô nhiễm,…
III – Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng khi mang bầu
Tùy vào từng cơ địa, nguyên nhân dị ứng mà có các phản ứng dị ứng ở các mức độ khác nhau song hầu hết các triệu chứng do dị ứng thai kỳ đều tập trung ở da, bao gồm:
– Ngứa da
Triệu chứng dị ứng xuất hiện trên da
– Mang bầu bị dị ứng mặt, nổi mề đay cũng có thể lan khắp cơ thể
– Sẩn ngứa dị ứng thai kỳ
– Đỏ da ở chân và tay
– Kích thích tổn thương da dạng chàm
Trong một số trường hợp tiếp xúc với dị nguyên, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
– Nghẹt mũi, bị viêm mũi dị ứng khi mang thai
– Nhức đầu
– Chảy nước mũi, bị viêm xoang mũi dị ứng khi mang thai
IV – Đang mang thai bị dị ứng có sao không? Có nguy hiểm không?
Nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng khi mang bầu là tình trạng rất phổ biến nhưng cũng khiến nhiều mẹ lo lắng không biết có bầu bị dị ứng có sao không? Theo các chuyên gia, nếu điều trị kịp thời và đúng cách thường khỏi nhanh chóng, không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Thăm khám bác sỹ để tránh nguy hiểm
Ngược lại, nếu để tình trạng kéo dài quá lâu, dị ứng có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mạn tính khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Đó cũng là giải đáp cho thắc mắc mang thai bị dị ứng có sao không? Dị ứng khi mang thai có nguy hiểm không?
V – Dị ứng thai kỳ phải làm sao? Cách chữa dị ứng khi mang thai
Các phương pháp điều trị bằng uống thuốc dị ứng khi mang thai không khuyến khích sử dụng, thường ưu tiên giải pháp tự nhiên nhằm giảm thiểu các rủi ro cho cả mẹ và bé.
Chị em đang băn khoăn mang thai bị dị ứng phải làm sao? có thể tham khảo lựa chọn phương pháp điều trị dân gian như:
1. Mang bầu bị dị ứng mặt dùng nha đam
Lấy một nhánh nha đam, rửa sạch, cắt bỏ vỏ và lọc lấy phần thịt. Sau đó nghiền nát và thoa trực tiếp lên vùng da bị dị ứng. Mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần cho đến khi mề đay, mẩn ngứa được đẩy lùi.
Dùng gel nha đam làm dịu mẩn ngứa
2. Chườm lá ngải cứu khi mang thai bị dị ứng
Cho lá ngải cứu tươi vào chảo cùng một chút muối đảo đều tới khi hơi khô lại. Dùng khăn mỏng bọc lá lại, chờ nguội bớt rồi chườm lên vùng viêm da dị ứng khi mang thai.
3. Mang thai bị dị ứng phải làm sao? Thoa kem dưỡng ẩm
Mẹ bầu có thể bôi kem dưỡng ẩm loại dịu nhẹ vào các vùng da đang bị tổn thương. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm này cũng cần rất thận trọng. Tốt hơn hết nên tìm hiểu kỹ thành phần, tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất dễ bị tác động bởi sự thay đổi của nội tiết tố cũng như các yếu tố môi trường. Để ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng khi mang thai, chị em có thể áp dụng một số cách sau:
– Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi với chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi.
– Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc các hóa chất có trong sữa tắm, nước hoa,…
Dị ứng thai kỳ phải làm sao? Hạn chế dùng mỹ phẩm khi mang thai
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, đậu,…
– Nâng cao sức khỏe cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc mang bầu bị dị ứng có sao không? có bầu bị dị ứng phải làm sao?
Hy vọng qua bài viết này, chị em phụ nữ có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng này để có thể chủ động phòng ngừa và khắc phục đúng cách nếu chẳng may bị dị ứng.
Trường hợp bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu với biểu hiện nghiêm trọng hoặc lỡ uống thuốc dị ứng khi mang thai cần thăm khám và xin ý kiến bác sỹ chuyên môn.
Nếu còn câu hỏi nào khác, có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 để được tư vấn bởi dược sỹ.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!